Offcanvas Info

Assign modules on offcanvas module position to make them visible in the sidebar.

BẢN TIN HOT:

Xem thêm tin

Tài nguyên nước ở Việt Nam được đánh giá là rất đa dạng và phong phú, bao gồm cả nguồn nước mặt và nước ngầm ở các thủy vực tự nhiên và nhân tạo. Theo thống kê, Việt Nam có hơn 3.450 sông, suối chiều dài từ 10km trở lên, tổng lượng dòng chảy hằng năm khoảng 844 tỷ mét khối.

Theo thông tin của Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cùng với việc đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch tại các đô thị, nông thôn, nước góp phần không nhỏ trong phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ và bảo đảm an ninh năng lượng trong thời gian qua. Nước có vai trò chủ đạo trong phát triển sản xuất nông nghiệp, góp phần đưa Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu gạo của thế giới. Nước góp phần quan trọng trong sự tăng trưởng mạnh mẽ về sản lượng nuôi trồng thủy sản những năm gần đây với mức tăng trưởng bình quân trên 12%/năm, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước, tạo được nhiều cơ hội về việc làm cho người lao động.
Mặc dù nguồn tài nguyên nước của Việt Nam rất dồi dào nhưng phân bố không đều theo thời gian và không gian, có tình trạng thiếu nước ngọt cục bộ, suy thoái, ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng, khô hạn, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Những điều này đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phát triển kinh tế, đến sức khỏe con người, đời sống sinh hoạt của cộng đồng. Cùng với đó tài, nguyên nước đang phải đối mặt tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả.
Năm 1992, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED) được tổ chức tại Rio de Janeiro, Liên Hiệp Quốc đã ra nghị quyết lấy ngày 22/3 hàng năm là Ngày Nước Thế giới - nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng thiết yếu của nước đối với mọi sinh vật.
Chủ đề Ngày Nước Thế giới năm 2023 là “Thúc đẩy sự thay đổi” - với mục đích kêu gọi tất cả mọi người cùng hành động để thay đổi cách sử dụng, khai thác, tiêu thụ, và quản lý nguồn nước trong cuộc sống của mình.


Hiện nay, sự gia tăng dân số và yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống sẽ cần nhiều nước hơn cho phát triển sản xuất và dân sinh, đây sẽ là thách thức lớn nhất đối với sự phát triển và quản lý tài nguyên nước quốc gia.
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước. Mỗi người dân hãy cùng chung tay bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn nước, nhằm góp phần vào tiến trình phát triển bền vững của đất nước./. BS. Diệu Hương