Hiện nay, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông luôn là mục tiêu quan trọng mà Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện và được vận động, tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Hiện nay, hoạt động giao thông vận tải, mật độ phương tiện và nhu cầu giao thông càng ngày càng tăng nên tình hình tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông diễn biến phức tạp. Để dần thiết lập trạng thái bình thường mới về trật tự an toàn giao thông trong xã hội chúng ta cần tăng cường hơn nữa việc thực hiện tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật về an toàn giao thông.
Qua phân tích các vụ tai nạn giao thông (TNGT) cho thấy, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông còn thấp chính là nguyên nhân gây ra phần lớn các vụ va chạm và tai nạn giao thông.
Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về an toàn giao thông ngày 05 tháng 9 năm 2024 Sở Y tế Bình Dương ban hành kế hoạch số 50/KH-SYTvề việc phát động phong trào thi đua bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2024.
Trước thực trạng này, các ngành chức năng đã chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành về bảo đảm trật tự an toàn giao thông của người dân. Cùng với đó, cần cảnh báo về những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh tai nạn, các hành vi tham gia giao thông an toàn, thân thiện, nhất là của người điều khiển ô tô tham gia giao thông. Vận động, hướng dẫn người dân thực hiện những hành động thiết thực để bảo đảm an toàn giao thông, như đã uống rượu, bia không lái xe; không phóng nhanh, vượt ẩu; không chở quá số người quy định; đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện; hành vi sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông; không uống rượu bia khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông; phổ biến tuyên truyền về mức xử phạt, hình thức xử phạt khi vi phạm giao thông, những hậu quả sức khỏe, gánh nặng bệnh tật, gánh nặng kinh tế, gánh nặng cho xã hội, di chứng do TNGT gây ra. Tuyên truyền, khuyến khích người dân tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc phương tiện “xanh” (như xe đạp, đi bộ) nhằm giảm ùn tắc và TNGT. Trong ATGT đường sắt, tiếp tục tuyên truyền quy tắc ATGT đường sắt, hành lang ATGT đường sắt. Kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên các thanh chắn ngang đường sắt, đèn báo hiệu tại các điểm nút giao. Tuyên truyền để người dân không buôn bán, họp chợ, phơi nông sản, lấn chiếm hành lang giao thông đường sắt, mở các lối đi đường ngang tự phát.
Mặt khác, phổ biến, tuyên truyền giúp người dân hiểu các quy định và cách thức ứng xử văn minh, đúng pháp luật trong quá trình tiếp xúc với lực lượng chức năng thi hành nhiệm vụ. Động viên, cổ vũ, khuyến khích những tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến gắn với việc phê bình, lên án những hành vi vi phạm quy định trong tham gia giao thông. Các ngành chức năng đã chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành về bảo đảm trật tự an toàn giao thông của người dân.
Chương trình phối hợp thực hiện tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông và xây dựng văn hóa giao thông trong những năm qua của nhiều tổ chức đã triển khai có hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp hội, cán bộ, hội viên, đoàn viên trong việc chấp hành các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về trật tự an toàn giao thông và xây dựng văn hóa giao thông.
Cần có sự chung tay vào cuộc của mọi tầng lớp nhân dân, mọi tổ chức đoàn thể và của cả cộng đồng để triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao các giải pháp giữ gìn trật tự an toàn giao thông./. Bích Hạnh