Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và còn đáng sợ hơn khi lây lan dễ dàng ra cộng đồng nếu bệnh nhân không được chữa trị đúng cách.
Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh truyền nhiễm, với khoảng 10 triệu bệnh nhân lao mới hàng năm và gần 1,5 triệu người tử vong do lao trên toàn cầu. Cứ mỗi ngày, lại có thêm 4.500 người chết bởi bệnh lao và gần 30.000 người mắc bệnh.
Trong những năm qua ở Việt Nam nói chung và ở Bình Dương nói riêng luôn nổ lực trong phòng chống bệnh lao. Tuy nhiên để đạt được mực tiêu thanh toán bệnh lao vào năm 2030 chúng ta còn cần phải đói mặt nhiều thách thức mà trong đó công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người của người dân là một trong những yếu tố quyết định.
Đối với dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam, mới có hơn 30 ca bệnh, chúng ta đã phaari tạm đóng cửa các trường học và gây ra sự xáo trộn rất lớn trong xã hội, cả về tịch cực và tiêu cực. Còn bệnh lao có đến 174.000 người mắc và đến 13.000 người tử vong do lao, bao gồm cả Lao/HIV trong một năm. Không xảy ra ở một vài nơi như Tp. HCM, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hà Nôi,... mà tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Bệnh lao là kẻ giết người thầm lặng. Không ai mắc lao mà tử vong ngay, bệnh thường kéo dài âm thầm và phát hiện muộn. Từ khi phát bệnh đến khi tử vong thì đã lây sang rất nhiều người khác. Cơ chế lây bệnh lao nguy hiểm hơn COVID-19 vì vi khuẩn lao có thể lây truyền theo đường không khí với các ạt mịn có kích thước từ dưới 15 micro mét, lại có khả năng đối phó, thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường trong thời gian dài. Trong khi đó, COVID-19 chỉ lây khi tiếp xúc với giọt bắn trực tiếp từ người bệnh hoặc bề mặc các đồ vật qua tay tiếp xúc trực tiếp rồi đưa lên miệng, mắt, mũi.
Việt Nam hiện vẫn nằm trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao và lao đa kháng thuốc cao nhất thế giới. Trong đó, 64% bệnh nhân lao thường và 98% bệnh nhân lao kháng thuốc và gia đình phải đối mặc với chi phí thảm họa – nghĩa là chi phí cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao vượt quá 20% thu nhập hàng năm của cả hộ gia đình. 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động.
Bình Dương vẫn là tỉnh có số người mắc bệnh lao cao, đứng thứ 7/64 tỉnh thành trên cả nước. Tình hình bệnh lao trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây có xu hướng giảm chậm. từ năm 2009-2019, lao các thể mắc mới trên địa bàn tỉnh giảm từ 164/100.000 dân năm 2009 xuống 134/100.000 dân năm 2019. Tỷ lệ bệnh nhân lao tử vong giai đoạn từ năm 2013 – 2018 giảm từ 4,3 xuống 2,6/100.000 dân.
Bệnh lao thường tấn công những người ít có khả năng tài chính nhất. Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật BD năm 2018, hơn 24,3% người mắc lao ở Bình Dương là dân nhập cư, 41,1% người mắc lao có mức sống dưới trung bình, 82,7% người mắc lao lao động chủ yếu bằng nghề chân tay (45,7% là công nhân), 30,2% người mắc lao bị thất nghiệp và 98% bệnh nhân lao và gia đình đối mặt với những chi phí thảm họa – nghĩa là dành hơn 20% thu nhập của gia đình cho việc điều trị. Gánh nặng tài chính không chỉ bao gồm chi phí nằm viện và thuốc mà còn bao gồm các chi phí không liên quan đến điều trị như vận chuyển, lưu trú và mất thu nhập trong giai đoạn điều trị. Như vậy khi bị bệnh lao những người bệnh và gia đình của họ sẽ phải đương đầu với cuộc sống hết sức khó khăn.
Nhìn chung, gánh nặng về dịch tễ bệnh lao trong cộng đồng của Bình Dương còn rất cao, cần có những cam kết chính trị với nguồn lực đầy đủ và sự tham gia của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và toàn dân vào công tác phòng, chống lao để thực hiện mục tiêu cơ bản chấm dứt bệnh lao vào năm 2030.
Những năm qua công tác phát hiện nguồn lây bệnh lao ở nước ta nói chung và ở Bình Dương nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do hiểu biết của một bộ phận người dân về bệnh lao và cách phòng chống còn hạn chế, xã hội còn kỳ thị bệnh nhân lao dẫn đến người bị bệnh thường giấu bệnh. Trong khi đó, đa số bệnh nhân lao đều là người nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, ít được tiếp cận các phương tiện truyền thông nên chưa có ý thức phòng chống bệnh lao và hạn chế lây lan bệnh ra cộng đồng. Chính vì vậy, hoạt động phòng chống và điều trị bệnh lao tại cơ sở - nơi gần người dân nhất là rất quan trọng.
Từ đó, mục tiêu đầu tiên là cần thay đổi nhận thức, hiểu biết của người dân về bệnh lao để họ chủ động trong việc phát hiện sớm bệnh lao và phòng, chống lây nhiễm ra cộng đồng. mục tiêu thứ 2 là cần sự hợp tác chặt chẽ của cả hệ thống chính trị, nhất là các cơ quan, ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội dân sự và toàn nhân dân để góp phần nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành về phòng, chống bệnh lao trên toàn tỉnh. Qua thực tiễn cho thấy công tác tuyên truyền phòng, chống lao là một trong những nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài cần được tiến hành thường xuyên, liên tục.
Nếu như toàn hệ thống chính trị, hệ thống y tế, cũng như toàn thể xã hội quan tâm đến bệnh lao, cũng như là chúng ta quan tâm đến đại dịch Covid – 19 thì hoàn toàn chúng ta có thế khống chế bệnh lao vào năm 2030.
Hiện nay trên thế giới có hơn 101 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu ghi nhận hơn 109.650 trường hợp mắc viêm đường hô hấp cấp Covid-19 gây ra bởi virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) và số người tử vong lên đến hơn 3.801. Ở Việt Nam, hiện tại cả nước chúng ta có tổng cộng 30 ca nhiễm covid-19 và nước ta đang thực hiện cách ly, phòng chống dịch rất tốt. Trong đó 16 người mắc Covid-19 đã được điều trị khỏi bệnh hoàn toàn. 14 ca nhiễm còn lại đang được theo dõi điều trị và cách ly. Ngoài ra, những trường hợp nghi ngờ nhiễm Covid-19 Chúng ta đã cách ly, theo dõi chặt chẽ để không lây nhiễm ra cộng đồng.
Từ Covid-19 chúng ta liên tưởng đến bệnh lao. Theo GS. Nguyễn VIết Nhung – Chủ nhiệm CTCLQG thì bệnh lao cũng tương tự như Covid-19. Bệnh lao chúng ta đã có thuốc chữa, chúng ta đã có xét nghiệm tốt để chẩn đoán rồi. với Covid-19 thì chúng ta chưa có thuốc chữa và chỉ có cách duy nhất là cách ly, cách ly thì mới có thể tiêu duyệt hết nguồn lây và ngăn chặn được bệnh. Như vậy có một cái chung nhau là khi chúng ta tiêu duyệt hết được nguồn lây thì chúng ta sẽ kiểm soát và chấm dứt được dịch bệnh đó. Nếu như bệnh lao mà chúng ta được quan tâm như là Covid-19 thì với điều kiện kỹ thuật chúng ta đã có, đủ các xét nghiệm, đủ hệ thống thuốc men cũng như là phát đồ điều trị đầy đủ thì chúng ta dễ dàng phát hiện hết tất cả những trường hợp bệnh lao.
Hiện nay, toàn tỉnh Bình Dương chúng ta mới phát hiện và đăng ký điều trị hơn 3000 người, khoảng 10% nữa là bệnh nhân được phát hiện và điều trị ở hệ thống y tế tư là khoảng 300 người. như vậy nếu như căn cứ theo điều tra dịch tễ toàn quốc lần thứ 2 chúng ta tính toán được thì có khoảng gần 2000 người mắc lao chưa được phát hiện.
Nếu như tất cả người dân quan tâm đến lao như Covid-19, thì nếu như tất cả người dân quan tâm đến việc nếu phát hiện triệu chứng thì chúng ta sẽ đi khám ở đâu, nếu như phát hiện chủ động chúng ta phải tham gia như thế nào. Chúng ta có thể phát hiện được tất cả các trường hợp mắc lao giai đoạn sớm thì rõ ràng nguồn lây sẽ được cắt đứt rất nhanh. Nếu chúng ta quan tâm đến bệnh lao như Covid-19 thì chắc chắn tiến trình chấm dứt bệnh lao sẽ đến sớm hơn với Việt Nam.
Ngày thế giới phòng chống lao 24/03 năm nay là cơ hội cho tất cả mọi người chung tay giúp sức, năng cao nhận thức về bệnh lao, đồng thời kêu gọi sự quan tâm, hành động của các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể và cộng đồng để chiến thắng bệnh lao.