Offcanvas Info

Assign modules on offcanvas module position to make them visible in the sidebar.

BẢN TIN HOT:

Xem thêm tin

Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2021 từ ngày 10/11 đến ngày 10/12/2021 đã chính thức được Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (UBQG) phát động với chủ đề “Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịch Covid-19”


Nhằm ứng phó kịp thời với các tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 tới
chương trình phòng, chống HIV/AIDS, Chính phủ, Bộ Y tế cũng như các địa
phương đã triển khai hàng loạt các giải pháp nhằm tăng cường phòng, chống
HIV trong bối cảnh dịch Covid-19 như xây dựng và ban hành kịp thời các
hướng dẫn nhằm đáp ứng khẩn cấp và duy trì về việc tiếp cận sử dụng liên tục các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.
Tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp có thể kéo dài, chúng ta có thể sẽ sống chung với dịch Covid-19 trong tình hình mới, do vậy song song với việc tiếp tục triển khai toàn diện chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Trong bối cảnh dịch Covid, các địa phương cần tăng cường triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để hướng đến mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030:
1. Tăng cường hoạt động truyền thông quảng bá các dịch vụ phòng, chống
HIV/AIDS qua các kênh truyền thông đại chúng và qua nền tảng trực tuyến, mạng
xã hội như các trang thông tin điện tử, facebook, zalo, tik tok v.v…
2. Đẩy mạnh triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS bao gồm cả truyền thông, tư vấn online, tiếp cận cộng đồng, tổ chức các cuộc họp, hội nghị, các hoạt động chỉ đạo và thực hiện, hỗ trợ kỹ thuật từ xa.
3. Tăng cường mô hình tại cộng đồng do cộng đồng triển khai dưới nhiều
hình thức đa dạng như qua online, từ xa, lưu động và tự xét nghiệm. Mở rộng
mô hình cấp phát sinh phẩm Oralquick qua chuyển phát nhanh (thư tín)
4. Đảm bảo và cung ứng đủ sinh phẩm xét nghiệm, thuốc ARVđiều trị và dự phòng trước phơi nhiễm; thuốc điều trị thay thế Methadone và vật phẩm can thiệpgiảm tác hại.
5. Quảng bá, chia sẻ thông tin tích cực về cộng đồng đích và người nhiễm
HIV HIV nhằm giảm kỳ thị phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS.
6. Ưu tiên tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho các nhân viên hỗ trợ và nhân
viên tiếp cận cộng đồng và cho người nhiễm HIV đang điều trị ARV.
7. Phối hợp và phổ biến đến tất cả các ban ngành, cán bộ có liên quan khi địa phương thực hiện giãn cách xã hội để đảm bảo người có nhu cầu vẫn có thể tiếp cận được các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS nhất là những người bệnh đang điều trị bằng thuốc ARV, PrEP hoặc Methadone.
8. Bố trí sắp xếp hợp lý việc cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở
y tế bằng cách hẹn giờ và xếp lịch khám, đảm bảo 5K để giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cho cả nhân viên y tế và cho người bệnh.
Phòng, chống HIV/AIDS trong đại dịch Covid-19 là khó khăn và thách thức trong bối cảnh hiện nay. Nhưng với chủ trương là “Không để ai bị bỏ lại phía sau!”.
Toàn dân, toàn xã hội cùng đồng lòng vượt qua mọi thách thức
“Vượt qua thách thức - Kiên định mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS!”


Bs. Nguyễn Nhã Uyên-Khoa HIV/AIDS