Offcanvas Info

Assign modules on offcanvas module position to make them visible in the sidebar.

BẢN TIN HOT:

Xem thêm tin

Vắc xin phòng COVID-19 giúp hệ miễn dịch của người được tiêm có khả năng nhận biết và chống lại virus SARS-COV-2, từ đó làm giảm nguy cơ bị lây nhiễm COVID – 19 cho bản thân và cộng đồng. Trong trường hợp người đã tiêm vắc xin mà mắc bệnh, vắc xin sẽ giúp giảm tỷ lệ bệnh chuyển nặng, giảm biến chứng và giảm tử vong.

 

Cùng với cả nước, tỉnh Bình Dương đã triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 thần tốc và diện rộng trên toàn tỉnh với các điểm tiêm tại tất cả các xã, phường, thị trấn; trường học và triển khai tiêm cho công nhân, người lao động tại các đơn vị sản xuất tại các khu công nghiệp.
 Ngành Y tế sử dụng đồng thời tất cả các loại vắc xin đủ điều kiện từ Bộ Y tế phân bổ. Đảm bảo tiêm hết số lượng vắc xin trước khi hết hạn sử dụng và tỷ lệ bao phủ vắc xin cho người trong độ tuổi tiêm chủng được tiêm vắc xin phòng Covid-19 đạt 100%. Trong đó, tiếp tục tiêm vét mũi 1 cho người chưa tiêm; mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian; mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản và mũi 4 cho người trên 18 tuổi theo hướng dẫn của ngành Y tế. Đặc biệt chú trọng việc tiêm vắc xin cho trẻ từ 6 đến dưới 18 tuổi.
 Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi tiêm vắc xin phòng Covid-19, người dân cần lưu ý:
 Trước khi tiêm chủng:
1. Mang theo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, sổ khám bệnh, đơn thuốc, phiếu tiêm các vắc xin khác, v.v, đã sử dụng trong thời gian gần nhất.
2. Tải ứng dụng Sổ sức khoẻ điện tử trên điện thoại thông minh và khai báo thông tin cần thiết.
3. Ăn uống đầy đủ trước khi đi tiêm chủng và thực hiện thông điệp 5K khi đi tiêm chủng.
4. Thông báo cho cán bộ y tế các thông tin về sức khoẻ cá nhân.
5. Chủ động tìm hiểu và hỏi cán bộ y tế thông tin về vắc xin, phản ứng có thể xuất hiện sau tiêm và cách xử trí, cơ sở y tế và số điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.
Sau khi tiêm chủng:
- Ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau tiêm để được cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm. Khi về nhà, nơi làm việc, chủ động theo dõi sức khoẻ bản thân trong vòng 28 ngày sau tiêm.
- Một số phản ứng thông thường có thể gặp sau tiêm chủng như sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau, ngứa, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn, v.v, đây là những phản ứng thông thường cho biết cơ thể đang tạo ra miễn dịch phòng bệnh COVID – 19.
- Nếu dấu hiệu thông thường diễn biến nặng lên như sốt cao trên 39 độ, sưng đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, đau cơ dữ dội, tăng hoặc tụt huyết áp, huyết áp kẹt. Hoặc xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng trong vài giờ hoặc ngày đầu sau tiêm vắc xin COVID-19 như phát ban, khó thở, nôn ói, tiêu chảy, mạch yếu, choáng váng xây xẩm, tê quanh môi/lưỡi, v.v, hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.
 Lưu ý:
- Không tự ý bỏ về trước khi kết thúc theo dõi 30 phút tại cơ sở tiêm chủng; không tự điều khiển phương tiện giao thông cá nhân khi thấy không khoẻ sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19; không bôi; đắp thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên vết tiêm.
- Lưu giữ Giấy xác nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19 và thực hiện đầy đủ các khuyến cáo tự theo dõi sức khoẻ bản thân.
- Với trè từ 6 đến dưới 18 tuổi, cha mẹ nên trao đổi trước với trẻ các vấn đề về sức khỏe khi tiêm vắc xin phòng Covid-19, để trẻ hiểu và không lo lắng khi được đưa đi tiêm.
 Tiêm vắc xin phòng COVID – 19 là quyền lợi đối với bản thân và trách nhiệm đối với cộng đồng.

Ds. Giang Nhung