Offcanvas Info

Assign modules on offcanvas module position to make them visible in the sidebar.

BẢN TIN HOT:

Xem thêm tin

 Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường, là bệnh chuyển hóa gây ra lượng đường trong máu cao. Bệnh đái tháo đường nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm về bệnh tim mạch, mắt, tổn thương gan, thận, mạch máu, thần kinh và một số cơ quan khác. Lưu ý đến biến chứng bàn chân đái tháo đường do thay đổi da, loét, nhiễm trùng, hoại tử. Bệnh có tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trong các bệnh không lây nhiễm. Bộ Y tế ước tính có khoảng 50% số người mắc bệnh đái tháo đường chưa được chẩn đoán bệnh. Nguyên nhân gây ra đái tháo đường rất phức tạp. Trong đó, thừa cân, béo phì, ít hoạt động thể lực, thường xuyên sử dụng rượu bia và chế độ dinh dưỡng không hợp lý là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
 Ngày Thế giới Phòng, chống bệnh đái tháo đường năm 2022 với thông điệp “Tiếp cận các dịch vụ chăm sóc và điều trị đái tháo đường tốt hơn”. Những người mắc bệnh đái tháo đường cần được chẩn đoán và điều trị sớm, quan trọng hơn, người bệnh đái tháo đường cần được chăm sóc và theo dõi liên tục để kiểm soát lượng đường trong máu và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Để phòng ngừa bệnh đái tháo đường, người dân cần:
- Khám sức khỏe định kỳ, trong đó có xét nghiệm đường huyết để phát hiện sớm tình trạng tiền đái tháo đường và bệnh đái tháo đường để có biện pháp can thiệp kịp thời nhằm ngăn chặn sự tiến triển thành bệnh hoặc xuất hiện biến chứng.
- Có chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh;
- Duy trì cân nặng trong mức cho phép;
- Tránh xa thuốc lá, rượu bia và những chất độc hại khác;
- Vận động thể lực thường xuyên và hợp lý;
Hãy đến cơ sở y tế để khám tầm soát bệnh đái tháo đường ít nhất 1 năm/lần đối với người chưa mắc bệnh. 6 tháng/lần đối với người có yếu tố nguy cơ và người đã mắc bệnh cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ./.