Ngày 24/3 hằng năm được chọn là Ngày Thế giới phòng chống bệnh lao, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về ảnh hưởng của bệnh lao đến sức khỏe, kinh tế và xã hội, đẩy mạnh nỗ lực chấm dứt đại dịch lao trên toàn cầu.
Lao là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người nhiễm HIV và cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng kháng kháng sinh. Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi ngày, gần 3425 người tử vong vì bệnh lao và gần 30.000 người mắc bệnh lao có thể phòng ngừa và chữa khỏi. Những nỗ lực toàn cầu nhằm chống lại bệnh lao đã cứu được khoảng 79 triệu sinh mạng kể từ năm 2000. Đã có sự phục hồi đáng kể trên toàn thế giới về việc mở rộng quy mô các dịch vụ chẩn đoán và điều trị bệnh lao vào năm 2022. Trong Báo cáo toàn cầu mới nhất về bệnh lao, WHO nhấn mạnh rằng hơn 8,2 triệu người mắc bệnh lao đã được chẩn đoán và điều trị vào năm 2023, tăng từ 7,5 triệu người vào năm 2022 và cao hơn nhiều so với mức 5,8 triệu người vào năm 2020 và 6,4 triệu người vào năm 2021.
Chủ đề Ngày Thế giới phòng chống bệnh lao năm 2025 của Việt Nam là: "Đúng vậy! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao: Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao"– Chủ đề này nhằm truyền tải thông điệp với hy vọng các nước sẽ tích cực tiếp thu các khuyến nghị mới về phòng, chống lao của WHO và tăng cường đầu tư triển khai những hành động cốt lỗi quan trọng như: 1. Sàng lọc chủ động bệnh lao trong cộng đồng để phát hiện và điều trị sớm người mắc lao nhằm giảm nguồn lây lao trong cộng đồng; 2. Tăng cường sàng lọc xét nghiệm phát hiện nhiễm lao tiềm ẩn và điều trị dự phòng lao tiềm ẩn nhằm ngăn chặn khả phát bệnh lao cho những người có nguy cơ mắc lao cao.
Mỗi người dân hãy nâng cao ý thức chủ động phòng, chống bệnh lao cho bản thân, gia đình và cộng đồng thông qua những hành động sau:
Phòng bệnh cá nhân:
- Tiêm phòng vắc xin BCG cho trẻ sơ sinh.
- Xét nghiệm phát hiện và điều trị dự phòng nhiễm lao tiềm ẩn
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, rèn luyên sức khỏe thường xuyên.
- Khi có những triệu chứng nghi ngời mắc bệnh lao như: Ho, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm về đêm, chán ăn, mệt mỏi, sụt cân… hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán.
- Khi mắc bệnh, người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc dùng thuốc trong điều trị bao gồm: “Đúng phác đồ - Đủ thuốc - Đủ thời gian - Đều đặn hàng ngày” để phòng ngừa tái phát và phòng tránh lao kháng thuốc.
Vệ sinh môi trường:
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ; nhà ở, nơi làm việc, nơi tập trung đông người phải thông thoáng; thường xuyên mở cửa để lưu thông không khí.
Phòng tránh lây nhiễm
- Người mắc bệnh lao bắt buộc phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác. Các chất thải của người bệnh phải được xử lý trước khi thải ra hệ thống chung. Đờm và các dụng cụ chứa phải được đốt, hoặc xử lý bằng hóa chất./.
Mỹ Lệ