Offcanvas Info

Assign modules on offcanvas module position to make them visible in the sidebar.

BẢN TIN HOT:

Xem thêm tin

Tin tức cập nhật

Tổng hợp các tin chuyên môn

HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI NHẬN THỨC VỀ TỰ KỶ (02/4/2025)

Sự ra đời của Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ bắt nguồn từ nhu cầu ngày càng tăng về việc thúc đẩy nhận thức đúng đắn trong xã hội về hội chứng rối loạn phổ tự kỷ. Vào ngày 18/12/2007, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết lấy ngày 2/4 hàng năm làm Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ, bắt đầu áp dụng từ năm 2008.

Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ không chỉ dành riêng cho các chuyên gia, nhà giáo dục hay phụ huynh có con tự kỷ. Đây còn là dịp để cả xã hội cùng nhìn lại nhận thức, thái độ của mình đối với người tự kỷ – từ cách đối xử hàng ngày đến việc tạo ra môi trường học tập, làm việc thân thiện, công bằng.

Năm 2025, hưởng ứng Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ nhằm nhấn mạnh mối liên hệ giữa sự đa dạng thần kinh và các nỗ lực phát triển bền vững toàn cầu, cho thấy các chính sách và hoạt động toàn diện có thể thúc đẩy sự thay đổi tích cực cho những người tự kỷ trên toàn thế giới và góp phần đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững

Bằng cách thúc đẩy đối thoại và hợp tác trên nhiều lĩnh vực, Ngày thế giới nhận thức về chứng tự kỷ năm 2025 sẽ củng cố các nhu cầu nỗ lực bền bỉ nhằm xóa bỏ rào cản, thúc đẩy các chính sách toàn diện và ghi nhận những đóng góp của những người tự kỷ cho xã hội cũng như việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

Ba mẹ cần quan tâm, phát hiện sớm các dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ và thực hiện chương trình can thiệp cho trẻ tự kỷ càng sớm càng tốt.

Thực hiện đầy đủ quyền con người và quyền tự do cơ bản, đảm bảo sự bình đẳng và xây dựng cộng đồng thân thiện với người tự kỷ./.

Mỹ Lệ

Bản tin sức khỏe Bình Dương số 03/2025

(Xem chi tiết tại đây)files/ban_tin/btskthang32025.pdf

Lễ phát động Chiến dịch Truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV”

Lễ phát động Chiến dịch Truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV”

 

Sáng ngày 29/3/2025, Bộ Y tế tổ chức lễ phát động Chiến dịch Truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do vi rút HPV (Human Papillomavirus) gây ra. Tham dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế. Sự kiện còn có sự tham gia của Lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper, cùng đại diện các tổ chức y tế quốc tế, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế và các cơ quan thông tấn báo chí tại Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại lễ phát động

Phát biểu tại buổi lễ Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, các bệnh ung thư gây ra gánh nặng toàn cầu đang ngày một tăng. Mặc dù các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có rất nhiều nỗ lực về chủ trương, chính sách và thực thi các hoạt động kiểm soát ung thư, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, hơn bao giờ hết cần không ngừng đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao ý thức của cộng đồng trong phòng, chống các bệnh ung thư, vận động người dân đi khám sàng lọc phát hiện sớm các bệnh ung thư.

Ung thư cổ tử cung được xác định là do virus HPV là loại ung thư phổ biến hàng đầu trong các loại ung thư đối với phụ nữ. Theo số liệu ước tính của WHO năm 2022, hàng năm ở Việt Nam có hơn 4.600  ca mắc mới ung thư cổ tử cung. Bên cạnh đó, HPV cũng có thể gây ra các loại ung thư khác đối với cả hai giới. Tuy là một bệnh nguy hiểm, nhưng ung thư cổ tử cung lại hoàn toàn có thể dự phòng được nhờ tiêm vắc xin phòng HPV hoặc sàng lọc phát hiện sớm tình trạng nhiễm HPV và các tổn thương tiền ung thư. Các tổn thương tiền ung thư cũng có thể điều trị khỏi hoàn toàn với những biện pháp khá đơn giản, chi phí thấp.

Theo Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 15/08/2022 của Chính phủ về lộ trình tăng số lượng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021-2030, năm 2026 vắc xin  dự phòng ung thư cổ tử cung sẽ được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Lễ phát động Chiến dịch Truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng hởi HPV” là sự kiện có  ý nghĩa quan trọng với mục tiêu khẳng định thông điệp, quyết tâm cao của toàn ngành Y tế trong nỗ lực đẩy lùi bệnh tật, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết. Chiến dịch này sẽ góp phần đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về HPV, các bệnh do HPV gây ra, đặc biệt là ung thư cổ tử cung và các biện pháp phòng ngừa. Thông qua Chiến dịch sẽ góp phần chia sẻ các kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng nói chung và về các biện pháp dự phòng lây nhiễm HPV, sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, góp phần đẩy mạnh phong trào học tập, rèn luyện, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về các thói quen chủ động chăm sóc sức khỏe.

Đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát biểu tại buổi lễ

Trong thời gian qua, công tác truyền thông về ung thư nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng mặc dù đã được chú trọng, nhưng trong bối cảnh bùng nổ của truyền thông xã hội, không tránh khỏi vấn nạn tin giả, thông tin không chính xác. Với sự tham gia của các cơ quan báo chí lớn cùng các chuyên gia của ngành Y tế về dịch tễ, tiêm chủng, nhi khoa, sản khoa, nam khoa và một số nhân vật có ảnh hưởng đối với công chúng, có cơ sở để tin rằng chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng hởi HPV” sẽ cung cấp và lan tỏa các thông tin khoa học, chính xác tới cộng đồng để giảm thiểu tối đa những nguy cơ sức khỏe do các chủng của HPV gây ra.

Bộ Y tế kêu gọi các bậc phụ huynh có con em trong độ tuổi vị thành niên hãy nhận thức rõ nguy cơ ung thư cổ tử cung và các bệnh do HPV đối với con em của mình và thực hiện ngay các biện pháp phòng ngừa phù hợp. Bộ Y tế kêu gọi mỗi người dân hãy nêu cao  trách nhiệm đối bản thân và đối với cộng đồng bằng cách cùng nhau quyết tâm thực hiện duy trì lối sống lành mạnh, chủ động dự phòng, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, người thân và cộng đồng, từ đó chung tay cùng ngành Y tế thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper phát biểu tại buổi lễ

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper đánh giá cao sự chung tay của khối y tế tư nhân trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng về sức khỏe. Ông nhấn mạnh rằng HPV là một vấn đề có thể phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả nếu có sự can thiệp kịp thời. Đại sứ Knapper khẳng định, khi các bên phối hợp chặt chẽ, những nỗ lực phòng, chống bệnh tật, bao gồm ung thư do HPV gây ra, sẽ mang lại tác động mạnh mẽ và bền vững hơn tại Việt Nam.

Đại diện Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương, Bộ Y tế và Công ty MSD Việt Nam ký kết hợp tác triển khai chiến dịch

Trong khuôn khổ lễ phát động, đại diện Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương, Bộ Y tế và Công ty MSD Việt Nam đã tiến hành ký kết hợp tác triển khai chiến dịch này, nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về nguy cơ HPV thông qua các chương trình giáo dục sức khỏe tại nhiều tỉnh thành. Chiến dịch tập trung mở rộng phạm vi tiếp cận, kết nối với tổ chức y tế và ban ngành liên quan để triển khai các giải pháp truyền thông đồng bộ.

Các đại biểu tham quan và chụp ảnh lưu niệm tại triển lãm

Sau lễ phát động, Chiến dịch sẽ tiếp tục chuỗi các hoạt động cộng đồng, triển lãm ở các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, đồng thời mở rộng đến các khu vực nông thôn, với kỳ vọng tiếp cận hơn 50.000 người./.

Nguồn Bộ Y tế

​Ngày 24 tháng 3 năm 2025, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên người vừa ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2025.

Theo đó, mục tiêu cụ thể của Kế hoạch là trên 95%  trẻ thuộc đối tượng tiêm chủng chưa được tiêm hoặc chưa được tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi theo quy dịnh được tiêm 01 mũi vắc xin chứa thành phần sởi; đảm bảo an toàn, hiệu quả và chất lượng tiêm chủng theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và các quy định của Bộ Y tế về tiêm chủng.

Triển khai ngay sau khi vắc xin được phân bổ và hạn chót kết thúc vào ngày 31/3/2025.

Đối tượng tiêm là trẻ từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi tại vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi dịch sởi xảy ra. Trẻ từ 1-5 tuổi chưa được tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi thì được tiêm bù mũi. Trẻ từ 6-10 tuổi chưa được tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi theo quy định. Ngoại trừ đối tượng đã được tiêm vắc xin có chứa thành phần sởi trong vòng 1 tháng trước khi triển khai tiêm (có bằng chứng được tiêm thể hiện trên Phiếu Số tiêm chủng/Phần mềm quản lý Tiêm chủng); đối tượng đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin chứa thành phần sởi theo quy định. (Lưu ý: Nếu không rõ hoặc không rà soát được tiền sử tiêm chủng thì thực hiện tiêm vắc xin ngay)

Phạm vi triển khai: toàn tỉnh với 9 huyện, thành phố và 91 xã, phường, thị trấn triển khai chiến dịch tiêm vắc xin chứa thành phần sởi.

Bích Hạnh

Ngày 24/3 hằng năm được chọn là Ngày Thế giới phòng chống bệnh lao, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về ảnh hưởng của bệnh lao đến sức khỏe, kinh tế và xã hội, đẩy mạnh nỗ lực chấm dứt đại dịch lao trên toàn cầu.

Lao là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người nhiễm HIV và cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng kháng kháng sinh. Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi ngày, gần 3425 người tử vong vì bệnh lao và gần 30.000 người mắc bệnh lao có thể phòng ngừa và chữa khỏi. Những nỗ lực toàn cầu nhằm chống lại bệnh lao đã cứu được khoảng 79 triệu sinh mạng kể từ năm 2000. Đã có sự phục hồi đáng kể trên toàn thế giới về việc mở rộng quy mô các dịch vụ chẩn đoán và điều trị bệnh lao vào năm 2022. Trong Báo cáo toàn cầu mới nhất về bệnh lao, WHO nhấn mạnh rằng hơn 8,2 triệu người mắc bệnh lao đã được chẩn đoán và điều trị vào năm 2023, tăng từ 7,5 triệu người vào năm 2022 và cao hơn nhiều so với mức 5,8 triệu người vào năm 2020 và 6,4 triệu người vào năm 2021.

Chủ đề Ngày Thế giới phòng chống bệnh lao năm 2025 của Việt Nam là: "Đúng vậy! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao: Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao"– Chủ đề này nhằm truyền tải thông điệp với hy vọng các nước sẽ tích cực tiếp thu các khuyến nghị mới về phòng, chống lao của WHO và tăng cường đầu tư triển khai những hành động cốt lỗi quan trọng như: 1. Sàng lọc chủ động bệnh lao trong cộng đồng để phát hiện và điều trị sớm người mắc lao nhằm giảm nguồn lây lao trong cộng đồng; 2. Tăng cường sàng lọc xét nghiệm phát hiện nhiễm lao tiềm ẩn và điều trị dự phòng lao tiềm ẩn nhằm ngăn chặn khả phát bệnh lao cho những người có nguy cơ mắc lao cao.

Mỗi người dân hãy nâng cao ý thức chủ động phòng, chống bệnh lao cho bản thân, gia đình và cộng đồng thông qua những hành động sau:

Phòng bệnh cá nhân:

- Tiêm phòng vắc xin BCG cho trẻ sơ sinh.

- Xét nghiệm phát hiện và điều trị dự phòng nhiễm lao tiềm ẩn

- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, rèn luyên sức khỏe thường xuyên.  

- Khi có những triệu chứng nghi ngời mắc bệnh lao như: Ho, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm về đêm, chán ăn, mệt mỏi, sụt cân… hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán.

- Khi mắc bệnh, người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc dùng thuốc trong điều trị bao gồm: “Đúng phác đồ - Đủ thuốc - Đủ thời gian - Đều đặn hàng ngày” để phòng ngừa tái phát và phòng tránh lao kháng thuốc.

Vệ sinh môi trường:

- Vệ sinh môi trường sạch sẽ; nhà ở, nơi làm việc, nơi tập trung đông người phải thông thoáng; thường xuyên mở cửa để lưu thông không khí.

Phòng tránh lây nhiễm

- Người mắc bệnh lao bắt buộc phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác. Các chất thải của người bệnh phải được xử lý trước khi thải ra hệ thống chung. Đờm và các dụng cụ chứa phải được đốt, hoặc xử lý bằng hóa chất./.         

Mỹ Lệ

Năm 1992, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED) được tổ chức tại Rio de Janeiro, Liên Hiệp Quốc đã ra nghị quyết lấy ngày 22/3 hàng năm là Ngày Nước Thế giới - nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng thiết yếu của nước đối với mọi sinh vật.

Trong những năm gần đây, thế giới ghi nhận những biến động nguy hiểm về nguồn cung cấp nước với lũ lụt trong thời kỳ băng tan nhanh, tiếp theo là hạn hán trong những tháng mùa hè khi các sông băng không còn cung cấp đủ nước. Hơn 275.000 sông băng trên toàn thế giới bao phủ khoảng 700.000 km². Các sông băng và tảng băng lưu trữ khoảng 70% lượng nước ngọt toàn cầu. Tuy nhiên, các khối băng này đang nhanh chóng tan chảy do biến đổi khí hậu. Việc bảo tồn các nguồn tài nguyên quan trọng này không chỉ cần thiết cho tính bền vững của môi trường mà còn cho sự ổn định kinh tế và cuộc sống của con người trên toàn thế giới. Đối với hàng tỷ người, sự tan chảy này đang gây ra nhiều tác động vô cùng lớn, bao gồm lũ lụt, hạn hán, lở đất và mực nước biển dâng cao. Vô số cộng đồng và hệ sinh thái đang có nguy cơ bị tàn phá. Việc cắt giảm khí thải carbon trên toàn cầu và các chiến lược địa phương để thích ứng với tình trạng sông băng đang thu hẹp là điều cần thiết.

Trước thực trạng trên, tại phiên họp thường kỳ của Đại hội đồng Liên hiệp quốc vào năm 2022, Đại hội đồng quyết định tuyên bố năm 2025 là Năm quốc tế bảo tồn các sông băng và công bố ngày 21/3 hằng năm là Ngày thế giới bảo tồn các sông băng và sẽ được tổ chức bắt đầu từ năm 2025.

Những sự kiện trên nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn cũng như tác động kinh tế - xã hội và môi trường của những thay đổi sắp xảy ra trong tầng băng của trái đất.

Chủ đề Ngày Nước Thế giới năm 2025 là “Bảo tồn các dòng sông băng”. Chiến dịch Ngày Nước thế giới năm nay nhằm lồng ghép việc bảo tồn sông băng vào trọng tâm của các kế hoạch hành động nhằm giải quyết biến đổi khí hậu và cuộc khủng hoảng nước toàn cầu.

Chúng ta phải giảm lượng khí thải nhà kính để làm chậm quá trình tan băng. Bảo vệ các sông băng là chiến lược sinh tồn của con người và hành tinh.

Mỹ Lệ