Offcanvas Info

Assign modules on offcanvas module position to make them visible in the sidebar.

BẢN TIN HOT:

Xem thêm tin

Tin tức cập nhật

Tổng hợp các tin chuyên môn

Sáng ngày 27/11/2024, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh đã tổ chức lớp tập huấn công tác vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp  năm 2024 cho các cán bộ phụ trách công tác vệ sinh lao động, công tác y tế lao động phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở lao động trên địa bàn tỉnh.

Tại buổi tập huấn các học viên đã được các giảng viên của khoa Sức khỏe môi trường – Y tế trường học và khoa Bệnh nghề nghiệp chuyển tải một số thông tin quan trọng về phòng chống bệnh nghề nghiệp và vệ sinh lao động như: Các điều luật, văn bản hướng dẫn thực hiện Luật an toàn, vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế; Hướng dẫn lập kế hoạch an toàn vệ sinh lao động, công tác quản lý vệ sinh lao động; Hướng dẫn thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người lao động – bệnh nghề nghiệp. Qua đó, đánh giá các yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp; khám, điều trị các bệnh nghề nghiệp; hướng dẫn kỹ năng giám sát và quan trắc môi trường lao động tại cơ sở; xây dựng mô hình phòng, chống bệnh nghề nghiệp trong các doanh nghiệp theo các quy định mới theo pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Qua lớp tập huấn giúp các học viên nắm bắt tốt các nội dung đã được học, góp phần chăm sóc sức khỏe tốt cho người lao động, doanh nghiệp, nhằm nâng cao ý thức và sự tuân thủ pháp luật về an toàn vệ sinh lao động trong các cơ sở lao động; đẩy mạnh thực hiện kiểm soát các nguy cơ, rủi ro về an toàn vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện môi trường lao động tại nơi làm việc, chăm sóc sức khỏe người lao động, hạn chế thấp nhất tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Bích Hạnh

Sáng ngày 26/11/2024, Ngành Y tế tỉnh Bình Dương vinh dự được Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ Trung Ương Bộ Y tế chọn là nơi tổ chức Hội thảo lập kế hoạch và giám sát chỉ đạo tuyến về truyền thông giáo dục sức khỏe năm 2024 cho Bình Dương và các tỉnh thành khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên.

Đến dự có TS Nhà báo Vũ Mạnh Cường, Giám đốc Trung tâm truyền thông GDSK Trung Ương, Lãnh đạo văn phòng Bộ Y tế, Ts. Bs. Nguyễn Vũ Thượng – Phó Viện Trưởng Viện  Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, Ts.Bs Nguyễn Hồng Chương GĐ Sở Y tế, cùng lãnh đạo các tỉnh thành.

Hội thảo tập trung vào thảo luận thực trạng công tác lập kế hoạch và kiểm tra, giám sát công tác truyền thông giáo dục sức khỏe của mạng lưới trong năm qua và góp ý 2 bộ biểu mẫu lập kế hoạch và kiểm tra, giám sát hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe và xây dựng danh mục trang thiết bị truyền thông. Bên cạnh đó, các đại biểu tích cực trao đổi, thảo luận, đề xuất các ý kiến nhằm tăng cường phối hợp giữa trung ương với địa phương và giữa địa phương với trung ương để đa dạng hóa hoạt động truyền thông, tăng cường hiệu quả truyền thông, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề sức khỏe, từ đó góp phần thay đổi hành vi và lối sống lành mạnh, hướng tới một xã hội khỏe mạnh, giảm gánh nặng cho Ngành Y tế trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân.

Trong thời gian qua, Ngành Y tế tỉnh Bình Dương đã chủ động thành lập mạng lưới truyền thông Y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở, bước đầu triển khai các hoạt động, duy trì chế độ thông tin, báo cáo định kỳ kịp thời. Các thành viên thuộc mạng lưới đã được tham gia lớp đào tạo cơ bản về kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe, kỹ năng viết tin bài, kỹ năng ứng dụng chuyển đổi số, v.v. và đã phần nào đáp ứng nhu cầu chuyên môn.

Bích Hạnh

HIỂU RÕ CHỨC NĂNG PHỔI CỦA BẠN

Bệnh đái tháo đường là một rối loạn chuyển hóa mạn tính có đặc điểm chính là glucose  trong máu tăng cao. Glucose tăng cao trong máu lâu ngày sẽ làm tổn thương nhiều tổ chức, cơ quan trong cơ thể.

Theo Hiệp hội phòng, chống đái tháo đường thế giới, hàng triệu người mắc bệnh đái tháo đường phải đối mặt với những thách thức hàng ngày trong việc kiểm soát tình trạng bệnh của họ tại nhà, nơi làm việc và trường học. Bệnh đái tháo đường tác động đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần của họ. 36 % những người mắc bệnh đái tháo đường có tâm lý đau khổ khi nghĩ đến căn bệnh của mình, 63% cho biết bản thân lo sợ các biến chứng liên quan đến bệnh sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ, và 28% xác nhận họ khó có thể duy trì thái độ tích cực đối với tình trạng bệnh của mình.

Ngày Thế giới phòng, chống Đái tháo đường diễn ra vào 14/11 hàng năm, được Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát động từ năm 1991, nhằm đối phó với sự gia tăng nhanh chóng số người mắc Đái tháo đường trên toàn thế giới. Thông điệp của Ngày thế giới phòng, chống bệnh đái tháo đường năm 2024 là “Bệnh đái tháo đường và sức khoẻ”, nhằm nhấn mạnh việc chăm sóc người bệnh đái tháo đường không chỉ tập trung vào việc kiểm soát lượng đường trong máu mà còn quan tâm đến tình trạng sức khoẻ tổng thể của người bệnh, bao gồm cả sức khoẻ tinh thần, để giúp người bệnh có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Để phòng tránh bệnh đái tháo đường, Ngành Y tế khuyến cáo người dân:

1.Cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý, tăng cường vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày, không hút thuốc và không lạm dụng rượu bia để dự phòng mắc đái tháo đường nói riêng cũng như các bệnh không lây nhiễm nói chung.

2.Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm đường máu tại các cơ sở y tế, đặc biệt với người trên 40 tuổi, đây là biện pháp hiệu quả nhất để phát hiện bệnh sớm.

3.Người mắc bệnh vẫn có thể sống khỏe và có cuộc sống bình thường nếu được phát hiện sớm, tuân thủ việc dùng thuốc và thực hiện chế độ dinh dưỡng, vận động theo lời khuyên của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc hoặc sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc.

Mỹ Lệ

THÔNG BÁO MỜI CHÀO GIÁ LẦN 2
V/v In áp phích và sổ tay phục vụ hoạt động Cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2024.
Kính gửi: Các công ty kinh doanh trong lĩnh vực in ấn.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương có nhu cầu tiếp nhận báo giá để thực hiện việc In áp phích và sổ tay năm 2024, với thông tin cụ thể được đính kèm.
Rất mong nhận được sự quan tâm của quý công ty.

Chi tiết xem thêm tại : files/S_1346-TB-KSBT.pdf
 

Uốn ván là bệnh nhiễm độc cấp tính do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván gây ra. Trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương, vết trầy xước, vết thương nhiễm bẩn, v.v. bệnh uốn ván có tỷ lệ tử vong cao do bệnh gây nên các cơn co cứng cơ toàn thân trong đó có cơ hô hấpdẫn đến ngừng thở.
Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Bạch hầu là bệnh được đánh giá là rất nguy hiểm bởi nguy cơ lây lan nhanh và gây biến chứng nặng nề.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm vắc xin Td cho trẻ em 7 tuổi vào Chương trình TCMR. Việc triển khai vắc xin Td cho trẻ 7 tuổi trên phạm vi toàn quốc sẽ góp phần chủ động phòng bệnh uốn ván, bạch hầu ở trẻ em lứa tuổi học đường.
Vắc xin Td là vắc xin có thành phần uốn ván, bạch hầu giảm liều sử dụng để phòng bệnh bạch hầu và uốn ván. Hiện nay vắc xin đã được sản xuất trong nước và có thể sử dụng cho đối tượng người lớn và trẻ em từ 7 tuổi trở lên. Triển khai tiêm vắc xin Td cho trẻ 7 tuổi có vai trò quan trọng giúp củng cố miễn dịch của trẻ để chủ động phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và phù hợp với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

Theo đó, để tăng tỉ lệ tiêm chủng, tạo miễn dịch phòng ngừa bệnh uốn ván, bạch hầu trong cộng đồng, giảm tỉ lệ mắc và tử vong do bệnh uốn ván và bạch hầu gây ra, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương cũng đã ban hành văn bản và tài liệu truyền thông kèm theo để các tỉnh, thành phố trên cả nước, tăng cường triển khai các hoạt động truyền thông về việc tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván, bạch hầu (Td) trong Chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2024.

     Để đảm bảo công tác An toàn tiêm chủng, Ngành Y tế Khuyến cáo:

Trước tiêm chủng: cha mẹ đưa trẻ đi tiêm vắc xin, cung cấp thông tin cho cán bộ y tế khám sàng lọc về tình trạng sức khỏe của trẻ, tiền sử tiêm chủng (mang theo sổ/phiếu tiêm chủng nếu có), thông báo phản ứng sau tiêm chủng của trẻ ở lần tiêm chủng trước để cán bộ y tế có chỉ định tiêm chủng phù hợp cho trẻ. Cho trẻ ăn uống đầy đủ trước khi đi tiêm chủng.

Trong khi tiêm chủng: cho trẻ ngồi đúng tư thế theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Với những trẻ có tâm lý lo lắng, sợ tiêm chủng thì cần có thầy cô giáo hoặc cha mẹ tư vấn, động viên để trẻ an tâm khi được tiêm chủng.

Sau tiêm chủng: Cho trẻ ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm để cán bộ y tế theo dõi phản ứng sau tiêm chủng. Tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng. Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao (trên 39°C), co giật, phát ban, tím tái, khó thở, sưng đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời

Vắc xin Td trong Chương trình TCMR được tổ chức triển khai tiêm tại trường học và tại cơ sở y tế./.

Mỹ Lệ

File đính kèm: files/mai thi/InfovaccinTd_bachhau-uonvan.pdf