Offcanvas Info

Assign modules on offcanvas module position to make them visible in the sidebar.

BẢN TIN HOT:

Xem thêm tin

Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi năm có hơn 10 triệu người mắc bệnh và khoảng 1,5 triệu người tử vong vì bệnh lao.

 Lao là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho người nhiễm HIV, là bệnh truyền nhiễm gây tử vong cao thứ 2 sau Covid-19 và cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng kháng kháng sinh.
Kể từ năm 2000 đến nay, ước tính trên thế giới đã có khoảng 74 triệu người được cứu sống thông qua những nỗ lực toàn cầu nhằm chống lại bệnh lao.
Hàng năm, ngày 24 /3 được chọn là Ngày Thế giới phòng chống bệnh lao, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về ảnh hưởng của bệnh lao đến sức khỏe, kinh tế và xã hội, đẩy mạnh nỗ lực chấm dứt đại dịch lao trên toàn cầu. Đồng thời để đánh dấu sự kiện vào ngày này năm 1882, Tiến sĩ Robert Koch phát hiện nguyên nhân gây bệnh chính là trực khuẩn lao.
Năm 2023, Ngày Thế giới phòng chống bệnh lao với chủ đề: "Đúng vậy! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao!" nhằm khuyến khích việc tăng cường sự đầu tư, hành động nhanh chóng, áp dụng các sáng kiến và kêu gọi phối hợp đa ngành để cùng chống lại dịch bệnh lao, nỗ lực hướng tới chấm dứt bệnh lao trên toàn cầu.
Việt Nam hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống bệnh lao với chủ đề “Việt Nam chiến thắng bệnh lao” như một lời khẳng định, thể hiện quyết tâm cao của mọi tầng lớp nhân dân trong cuộc chiến đẩy lùi bệnh lao. Việt Nam cam kết cùng thế giới chấm dứt bệnh lao toàn cầu, đây là một mục tiêu rất tham vọng nhưng hết sức có ý nghĩa vì cứu sống hàng chục ngàn người dân Việt Nam mỗi năm, đồng thời vừa là động lực lớn với các nước trên thế giới về mô hình tốt đã làm giảm dịch tễ bệnh lao trong những năm gần đây.
Bệnh lao rất dễ lây lan trong cộng đồng nếu người mắc bệnh không được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách. Bệnh lao phổi thường có triệu chứng điển hình như: ho trên 3 tuần, đã dùng thuốc điều trị mà không thuyên giảm; ho ra máu (đây là triệu chứng bệnh lao phổi có thể gặp ở 60% người mắc bệnh); cổ họng có đờm; đau ngực, khó thở; sốt về chiều; ra mồ hôi trộm nhiều về ban đêm; kèm theo mệt mỏi, gầy sụt cân. Khi có những triệu chứng trên, mọi người nên đi khám sớm.
Bệnh lao có thể chữa khỏi và phòng ngừa được. Mỗi người dân có thể tự chủ động phòng, chống bệnh lao cho bản thân, gia đình và cộng đồng bằng cách:
- Tiêm phòng vắc xin BCG cho trẻ sơ sinh
- Người mắc bệnh lao bắt buộc phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác.
- Các chất thải của người bệnh phải được xử lý trước khi thải ra hệ thống chung. Đờm và các dụng cụ chứa phải được đốt, hoặc xử lý bằng hóa chất.
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ; nhà ở, nơi làm việc, nơi tập trung đông người phải thông thoáng; thường xuyên mở cửa để lưu thông không khí.
- Khi mắc bệnh, người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc dùng thuốc trong điều trị bao gồm: “Đúng phác đồ - Đủ thuốc - Đủ thời gian - Đều đặn hàng ngày”, để phòng ngừa tái phát và phòng tránh lao kháng thuốc.
Cộng đồng hãy cùng chung tay, hướng tới một thế giới không còn bệnh lao./.Bs Diệu Hương