Offcanvas Info

Assign modules on offcanvas module position to make them visible in the sidebar.

BẢN TIN HOT:

Xem thêm tin

Nước ta ghi nhận ca mắc liên cầu lợn đầu tiên trong năm 2024 tại Bệnh viện Quân y 103. Bệnh nhân là nam 67 tuổi, sinh sống tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Bệnh liên cầu lợn là một bệnh do vi khuẩn liên cầu lợn (Streptococcus suis) gây ra. Nguồn truyền nhiễm là lợn nhà, có thể cả lợn rừng, ngựa, chó, mèo và chim, ngoài ra vật trung gian truyền bệnh có thể là ruồi, gián, chuột. Bệnh lây truyền khi người tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương nhỏ, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh nhưng nấu không chín. Cho đến nay chưa thấy có sự lây truyền bệnh từ người sang người.
Theo các chuyên gia y tế cho biết, thời gian ủ bệnh liên cầu khuẩn tính từ khi phơi nhiễm đến khi phát bệnh thông thường từ vài giờ đến 2-3 ngày, nhưng cũng có thể lâu hơn, kéo dài đến vài tuần. Biểu hiện chính là sốt cao, có những cơn rét run; nôn và buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy; đau đầu dữ dội. Trường hợp nặng có thể gây sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng, v.v. hôn mê và tử vong.


Để chủ động phòng chống bệnh Liên cầu lợn ở người, ngành Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
1. Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Không ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín.
2. Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh; không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.
3. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng.
4. Tiêu huỷ lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định.
5. Khi có biểu hiện mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời./.


Thanh Hà