BẢN TIN HOT:

Xem thêm tin

Khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe

Tài nguyên nước ở Việt Nam được đánh giá là rất đa dạng và phong phú, bao gồm cả nguồn nước mặt và nước ngầm ở các thủy vực tự nhiên và nhân tạo. Theo thống kê, Việt Nam có hơn 3.450 sông, suối chiều dài từ 10km trở lên, tổng lượng dòng chảy hằng năm khoảng 844 tỷ mét khối.

Glocom được biết đến với tên dân gian thường gọi là bệnh cườm nước. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, Glocom là nguyên nhân gây mù lòa thứ hai sau đục thủy tinh thể. Tính đến năm 2020, căn bệnh này đã ảnh hưởng tới gần 80 triệu người từ 40 - 80 tuổi. Dự báo số lượng bệnh nhân có thể tăng tới hơn 100 triệu người vào năm 2040. Đáng chú ý, trong tổng số bệnh nhân mắc Glocom trên toàn thế giới, châu Á chiếm tới 47%, trong đó gần 50% người không biết mình có bệnh.

Chiều ngày 27/02/2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật long trọng tổ chức Họp mặt kỷ niệm 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2023). Tới dự buổi họp mặt có các đại biểu là các cán bộ hưu trí cùng toàn thể cán bộ, viên chức của đơn vị.

Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Uốn ván cũng là bệnh truyền nhiễm cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván gây ra, bệnh lây chủ yếu qua da và niêm mạc bị tổn thương.

Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2022 diễn ra từ ngày 10/11 đến ngày 10/12/2022 với chủ đề: “Chấm dứt dịch AIDS - Thanh niên sẵn sàng!”. Mục tiêu Quốc gia trong giai đoạn này là chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Kết thúc dịch AIDS không có nghĩa là không còn người nhiễm HIV, không còn người tử vong do AIDS mà kết thúc dịch AIDS có nghĩa là khi đó tỷ lệ nhiễm mới và tử vong do HIV giảm thấp nhất và HIV/AIDS không còn là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại ở cộng đồng. Trong những năm qua, với những nỗ lực triển khai toàn diện và hiệu quả các giải pháp phòng, chống HIV/AIDS, Việt Nam đã giảm hơn 2/3 số người nhiễm mới và số người tử vong do HIV/AIDS so với 10 năm trước đây.

Kháng thuốc kháng sinh là tình trạng các vi sinh vật như vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng thay đổi theo thời gian và không còn phản ứng với thuốc. Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị cho người bệnh là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, nếu sử dụng kháng sinh không hợp lý, lạm dụng kháng sinh, điều trị kháng sinh khi không mắc bệnh lý nhiễm khuẩn, sẽ làm gia tăng tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh, tạo ra sự khan hiếm, thiếu hụt thuốc kháng sinh trong điều trị.