Offcanvas Info

Assign modules on offcanvas module position to make them visible in the sidebar.

BẢN TIN HOT:

Xem thêm tin

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có các triệu chứng đặc trưng về hô hấp dai dẳng và giới hạn lưu lượng khí thở do sự bất thường của đường thở và/hoặc phế nang.

Bệnh thường gây nên bởi sự phơi nhiễm đáng kể với các hạt bụi hoặc khí độc hại và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vật chủ bao gồm cả sự bất thường trong quá trình phát triển của phổi.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng và là một trong những bệnh gây tử vong cao xếp hàng thứ 3. Đây là bệnh có thể phòng và điều trị được.
Trước đây, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường gặp ở những người cao tuổi (trên 65 tuổi) và hút thuốc. Hiện nay, bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa, hơn nữa mức độ nặng ngày càng tăng. Nguyên nhân do tình trạng ô nhiễm môi trường, khói bụi, thuốc lá, v.v, ngày càng nhiều.


Ngày thế giới phòng, chống bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính năm 2023 diễn ra vào ngày 15 tháng 11 với chủ đề: “Hơi thở là cuộc sống – Hãy hành động sớm hơn”. Chủ đề năm nay nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe hô hấp, khám để chẩn đoán và can thiệp sớm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, để giúp giữ cho lá phổi khỏe mạnh. Điều này có thể bao gồm việc ngăn ngừa sớm các yếu tố nguy cơ, theo dõi sức khỏe hệ hô hấp từ khi mới chào đời, tăng cường năng lực chẩn đoán COPD và tiến hành điều trị kịp thời.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân qua từng giai đoạn của bệnh. Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân thường có ho, khạc đờm, khò khè, tức ngực kéo dài. Sau đó, xuất hiện khó thở, khó thở khi gắng sức, khi thay đổi thời tiết, nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên. Giai đoạn muộn hơn bệnh nhân xuất hiện khó thở khi gắng sức nhẹ, làm việc nhẹ và tần suất bị nhiễm trùng hô hấp cũng tăng lên. Bệnh thường xảy ra ở độ tuổi từ 40 trở lên, người có tiền sử hút thuốc lá hoặc nghề nghiệp tiếp xúc khói bụi, ô nhiễm.
Khi đã được chẩn đoán COPD thì cần bắt đầu điều trị sớm. Người bệnh COPD cần thăm khám định kì, sử dụng thuốc điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Người bệnh COPD nên duy trì luyện tập thể dục ở mức độ trung bình từ 30-60 phút/ngày, tùy theo khả năng. Với bệnh nhân nặng có thể giảm thời gian luyện tập hoặc thở hoành, thở chúm môi, ho có kiểm soát.
Ngoài việc luyện tập, người bệnh COPD cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ăn đồ loãng, nóng, thức ăn mềm dễ hấp thu. Chế độ ăn cần đủ chất dinh dưỡng và bổ sung thêm nước hoa quả, trái cây, rau xanh.
Khi bệnh tái phát hoặc diễn biến nặng thì lập tức đến cơ y tế khám và điều trị.
Để chủ động phòng, chống bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, cần:
- Không hút thuốc lá, tránh khói bụi, môi trường ô nhiễm;
- Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh; rèn luyện sức khỏe, tập các bài thể dục phù hợp với thể trạng, đặc biệt là các bài tập thở đúng cách, tốt cho hệ hô hấp;
- Tiêm phòng cúm và phế cầu ngăn ngừa đợt cấp;
- Đi khám sức khỏe định kỳ, trường hợp có dấu hiệu của bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán, điều trị kịp thời./. Khoa PCBKLN