Offcanvas Info

Assign modules on offcanvas module position to make them visible in the sidebar.

BẢN TIN HOT:

Xem thêm tin

Tin tức cập nhật

Tổng hợp các tin chuyên môn

Ngày 15/5/2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tổ chức lớp tập huấn nước sạch- quản lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường năm 2024. Tham dự lớp tập huấn có các học viên là lãnh đạo và cán bộ phụ trách chương trình vệ sinh môi trường tại 9 Trung tâm y tế huyện, thị, thành phố.

Qua buổi tập huấn, các học viên đã được phổ biến Thông tư 26/2021/TT-BYT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư 41/2018/TT-BYT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt; Thông tư 20/2021/TT-BYT quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế; Thông tư 21/2021/TT-BYT quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng; QCVN 01:2011/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - Điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh do Cục Quản lý môi trường biên soạn và được Bộ Trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số 27/2011/TT-BYT quy định về kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu – điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh.Ngoài ra, các học viên cũng tham gia thảo luận và được giải đáp những thắc mắc liên quan đến chương trình vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế tại cơ sở y tế. 

Lớp tập huấn đã góp phần nâng cao năng lực thực hiện chương trình vệ sinh môi trường; giám sát, kiểm tra chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt; quản lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế để góp phần giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường và lây nhiễm dịch bệnh ra ngoài cộng đồng./.

Ngày Thế giới phòng chống sốt rét 25/4 được kỳ họp thứ 60 Đại Hội Đồng Y tế Thế giới tháng 5/2007 ấn định, đây là ngày để ghi nhận nỗ lực toàn cầu nhằm kiểm soát bệnh sốt rét một cách hiệu quả. Mục đích của sự kiện này là cho các quốc gia đang ở trong vùng bị ảnh hưởng bởi bệnh sốt rét có cơ hội học hỏi lẫn nhau và hỗ trợ nhau để cùng chống lại căn bệnh này.

Sáng ngày 16/5/2024 tại Hội trường 3 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (KSBT) tỉnh đã khai mạc chương trình Tập huấn Giám sát, phòng chống sốt xuất huyết (SXH) và sửa chữa lỗi máy phun ULV đeo vai thường gặp cho 40 nhân viên y tế phòng, chống dịch và phụ trách sốt xuất huyết tuyến tỉnh, huyện.

Chương trình tập huấn diễn ra trong 02 ngày (16-17/5), do giảng viên đến từ Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh phụ trách với những nội dung chính:

- Nhận định tình hình và hoạt động kiểm soát SXH Dengue tại tỉnh Bình Dương 4 tháng đầu năm 2024;

- Kiểm soát & quản lý chất lượng dữ liệu giám sát SXH Dengue tuân thủ Thông tư 542015TT-BYT;

- Giám sát véc tơ thường xuyên hàng tháng;

- Sinh thái và biện pháp kiểm soát véc tơ truyền bệnh SXH, Chikungunya, Zika;

- Sử dụng hóa chất diệt muỗi vằn an toàn và hiệu quả;

- Kiểm soát điểm nguy cơ SXH Dengue; Kiểm soát ổ dịch SXH Dengue hiệu quả;

- Thực hành xác định vật chứa nguy cơ SXH Dengue tại cộng đồng; Thực hành định loại véc tơ SXH Dengue và thực hành khắc phục một số lỗi máy phun ULV thường gặp

Bs. Quách Hoàng Mỹ, Trưởng khoa PC Bệnh truyền nhiễm, Trung tâm SBT cho biết trong 4 tháng đầu năm 2024, Bình Dương ghi nhận 432 ca mắc SXH trong đó có 1 ca tử vong, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, dự báo trong thời gian sắp tới số ca mắc SXH trong cộng đồng sẽ gia tăng do Bình Dương đã bước vào mùa mưa. Vì thế, các đơn vị phòng chống dịch, phòng chống SXH tuyến tỉnh, huyện, xã không được lơ là mà cần đẩy mạnh công tác theo dõi, giám sát dịch bệnh, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh, cũng như tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao kiến thức phòng, chống dịch bệnh, thúc đẩy phong trào vệ sinh môi trường, diệt muỗi, diệt lăng quăng phòng chống SXH trong cộng đồng./. Mai Thi

Sáng ngày 16/5/2024 tại Hội trường 3 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (KSBT) tỉnh đã khai mạc chương trình Tập huấn Giám sát, phòng chống sốt xuất huyết (SXH) và sửa chữa lỗi máy phun ULV đeo vai thường gặp cho 40 nhân viên y tế phòng, chống dịch và phụ trách sốt xuất huyết tuyến tỉnh, huyện.

Chương trình tập huấn diễn ra trong 02 ngày (16-17/5), do giảng viên đến từ Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh phụ trách với những nội dung chính:

- Nhận định tình hình và hoạt động kiểm soát SXH Dengue tại tỉnh Bình Dương 4 tháng đầu năm 2024;

- Kiểm soát & quản lý chất lượng dữ liệu giám sát SXH Dengue tuân thủ Thông tư 542015TT-BYT;

- Giám sát véc tơ thường xuyên hàng tháng;

- Sinh thái và biện pháp kiểm soát véc tơ truyền bệnh SXH, Chikungunya, Zika;

- Sử dụng hóa chất diệt muỗi vằn an toàn và hiệu quả;

- Kiểm soát điểm nguy cơ SXH Dengue; Kiểm soát ổ dịch SXH Dengue hiệu quả;

- Thực hành xác định vật chứa nguy cơ SXH Dengue tại cộng đồng; Thực hành định loại véc tơ SXH Dengue và thực hành khắc phục một số lỗi máy phun ULV thường gặp

Bs. Quách Hoàng Mỹ, Trưởng khoa PC Bệnh truyền nhiễm, Trung tâm SBT cho biết trong 4 tháng đầu năm 2024, Bình Dương ghi nhận 432 ca mắc SXH trong đó có 1 ca tử vong, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, dự báo trong thời gian sắp tới số ca mắc SXH trong cộng đồng sẽ gia tăng do Bình Dương đã bước vào mùa mưa. Vì thế, các đơn vị phòng chống dịch, phòng chống SXH tuyến tỉnh, huyện, xã không được lơ là mà cần đẩy mạnh công tác theo dõi, giám sát dịch bệnh, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh, cũng như tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao kiến thức phòng, chống dịch bệnh, thúc đẩy phong trào vệ sinh môi trường, diệt muỗi, diệt lăng quăng phòng chống SXH trong cộng đồng./. Mai Thi

Với mục đích nâng cao nhận thức về các vấn đề ảnh hưởng đến người cao tuổi, và ghi nhận những đóng góp mà người cao tuổi đã cống hiến cho xã hội. Ngày 14 tháng 12 năm 1990, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc lấy ngày 01 tháng 10 hàng năm làm Ngày Quốc tế người cao tuổi.

Để tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Đậu mùa khỉ trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Sở Y tế đã ban hành văn bản đề nghị các đơn vị, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện việc tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp nghi ngờ đậu mùa khỉ, giám sát chủ động tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tăng cường thông tin, truyền thông các biện pháp phòng chống dịch, bệnh đậu mùa khỉ theo theo khuyến cáo của Bộ Y tế; phối hợp với các đơn vị, địa phương để báo cáo kịp thời trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ cho Sở Y tế và báo cáo trực tuyến tại địa chỉ website https://macabenh.vncdc.gov.vn/?mod=monkey ; thực hiện nghiêm ngặt việc cách ly các trường hợp bệnh nghi ngờ, xác định mắc đậu mùa khỉ; Phối hợp Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh để phân tích, đánh giá, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ.
Ngành Y tế khuyến cáo người dân hãy chủ động phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ:


1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.
4. Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.
5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.
6. Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe./. DS Giang Nhung