Offcanvas Info

Assign modules on offcanvas module position to make them visible in the sidebar.

BẢN TIN HOT:

Xem thêm tin

Tin Y tế

Cải thiện dinh dưỡng là một trong số các hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Hoạt động này nhằm cải thiện, chăm sóc và nâng cao thể trạng, tầm vóc của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

Sáng ngày 22/8/2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương tổ chức hội nghị triển khai hoạt động cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024. Hội nghị diễn ra với mục đích cung cấp kiến thức, kỹ năng thực hiện cho các cán bộ phụ trách chương trình dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh.Tham dự hội nghị có ông Huỳnh Minh Chín – PGĐ Sở Y tế, bà Nguyễn Thị Giang Nhung – PGĐ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cùng với lãnh đạo và cán bộ chuyên trách dinh dưỡng đến từ 9 trung tâm y tế huyện/thị/thành phố trên toàn tỉnh.

Đến với Hội nghị, người tham dự được nghe triển khai Kế hoạch hoạt động cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; đồng thời được hướng dẫn xây dựng kế hoạch hoạt động cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 cho TTYT huyện, thị, thành phố; Các chỉ số giám sát – báo cáo hoạt động cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024; Quy trình sử dụng bộ công cụ tổng hợp và phân tích số liệu dinh dưỡng.

Thông qua Hội nghị, cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tại tuyến y tế cơ sở được nâng cao năng lực, qua đó góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới y tế dinh dưỡng, tăng cường công tác quản lý dinh dưỡng trẻ em tại cộng đồng và nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình dinh dưỡng tại địa phương, đồng thời góp phần thực hiện hiệu quả nội dung cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 trên địa bàn tỉnh./.

Tin, ảnh: Bích Hạnh

 

Viêm màng não mô cầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Triệu chứng của bệnh thường khởi phát đột ngột, tiến triển nhanh chóng, nên nhiều trường hợp thường cấp cứu chậm trễ, điều này khiến bệnh nhân có thể tử vong hoặc gặp phải những di chứng nặng nề.

 

Để phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu, tránh lây lan trong cộng đồng, Cục Y tế dự phòng và Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt một số biện pháp sau:

• Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.

• Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.

• Chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho trẻ, vắc xin được tiêm tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ.

• Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cứng cổ, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

• Lịch tiêm phòng viêm não mô cầu:

Hiện nay vắc xin phòng viêm não mô cầu là vắc xin dịch vụ, chưa được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Do vậy tỷ lệ tiêm phòng vắc xin này chưa cao. Trong khi đó không cần phải nằm trong khu vực có dịch bệnh, người dân đặc biệt là trẻ nhỏ có thể mắc bệnh bất cứ lúc nào. Vì vậy, bên cạnh việc giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ và giữ vệ sinh nơi sinh sống thì tiêm phòng vắc xin viêm não mô cầu là cách giúp trẻ phòng tránh bệnh tốt nhất. Thời điểm tiêm như sau:

• Vắc xin viêm não mô cầu A,C,Y,W cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn đến 55 tuổi, có hai lịch tiêm:

- Trẻ 9 tháng đến 23 tháng tuổi: Tiêm 2 liều, liều thứ 2 cách liều thứ nhất 3 tháng.

- Trẻ tròn 24 tháng và người lớn đến 55 tuổi: Tiêm 1 liều duy nhất.

• Vắc xin viêm não mô cầu BC – phòng ngừa bệnh não mô cầu do tuýp B và tuýp C: Tiêm cho trẻ từ 6 tháng trở lên và người lớn đến 45 tuổi.

- Liều tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi tiêm đầu 6 – 8 tuần.

(Theo: Suckhoedoisong.vn)

 

Công tác vệ sinh phòng bệnh luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là một trong những công việc quan trọng nhất trong sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Ngày 02/7/1958, Bác Hồ đã viết bài “Vệ sinh yêu nước” đăng trên báo Nhân Dân số 1572. Trong bài viết, Bác đã nhắc nhở: “Mọi người từ già trẻ, trai gái đã là người yêu nước đều phải quan tâm đến vấn đề vệ sinh, giữ gìn sức khỏe”. Hưởng ứng lời kêu gọi “Vệ sinh yêu nước” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 6 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 730/QĐ-TTg về việc lấy ngày 02 tháng 7 hàng năm là Ngày Vệ sinh yêu nước.

Từ đó đến nay, phong trào vệ sinh yêu nước đã được Bộ y  tế phát động hàng năm trên quy mô toàn quốc, tập trung vào việc đẩy mạnh các phương pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường cộng đồng, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong lao động, nhằm giúp người dân được sống trong môi trường sạch sẽ, làm việc an toàn, ăn uống hợp vệ sinh, hạn chế dịch bệnh. Phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu liên quan đến vệ sinh và nâng cao sức khỏe của các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án về sức khỏe đang triển khai.

Hưởng ứng Ngày vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2024, Bộ Y tế kêu gọi cộng đồng chung tay thực hiện ăn sạch, uống sạch, ở sạch; thu gom, không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường; xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi; xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh và di dời chuồng gia súc, gia cầm ra xa nhà; xây dựng cơ sở y tế Xanh – Sạch – Đẹp, bảo đảm vệ sinh trong trường học, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ quan, khu dịch vụ, khu du lịch, nơi công cộng. Đồng thời, tổ chức thực hiện các chiến dịch vệ sinh môi trường, làm sạch các công trình vệ sinh tại nơi công cộng, khu du lịch, bệnh viện, cơ sở y tế, trường học, nơi làm việc, v.v; huy động toàn dân làm tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa gắn với phong trào "Toàn dân xây dựng nông thôn mới."

 

 

Ngày vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân cũng là dịp để toàn dân cùng tham gia trong việc thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới do Trung ương phát động.

Mỗi cá nhân hãy là một thành viên của Phong trào “Vệ sinh yêu nước”./.Bs. Diệu Hương

Việt Nam là một trong những quốc gia chú trọng thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT), điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhằm hướng tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho mọi người dân. Chính sách BHYT được Đảng và Nhà nước ta tổ chức thực hiện từ năm 1992, là chính sách mang ý nghĩa nhân văn, nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc. BHYT do Nhà nước tổ chức thực hiện không vì mục đích lợi nhuận mà nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng, chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi người dân khi ốm đau, bệnh tật hoặc tai nạn.

Ngày 16/6/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 823/QĐ-TTg về việc lấy ngày 01 tháng 7 hằng năm là "Ngày Bảo hiểm Y tế Việt Nam”, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chung tay, góp sức thực hiện tốt Luật BHYT với lộ trình thực hiện BHYT toàn dân, vì sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội và vì an sinh đất nước.

Năm 2024, Bộ Y tế kêu gọi hưởng ứng 15 năm ngày Bảo hiểm Y tế Việt Nam với chủ đề “Sử dụng hiệu quả quỹ bảo hiểm y tế và nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại y tế cơ sở”. Chủ đề năm nay nhằm tiếp tục tuyên truyền, phổ biến về chính sách, pháp luật bảo hiểm y tế; vận động nhân dân tích cực tham gia bảo hiểm y tế để đạt mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, bảo đảm mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khỏe, bảo đảm quyền, lợi ích của người tham gia bảo hiểm y tế, đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của những người làm công tác bảo hiểm y tế và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ bảo hiểm y tế.

 

 

Cùng với sự phát triển và ngày càng hoàn thiện của chính sách BHYT, tỷ lệ người dân tham gia BHYT tăng dần qua các năm, từng bước hiện thực hóa mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân; quỹ BHYT đã góp phần thay thế hiệu quả cơ chế tài chính về y tế. Quyền lợi hưởng BHYT của người tham gia ngày càng được mở rộng ở cả phạm vi và mức hưởng BHYT.

Tham gia BHYT là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức và cả cộng đồng. Tham gia BHYT giúp hạn chế rủi ro về tài chính cho bản thân, gia đình, đồng thời chia sẻ bớt gánh nặng khó khăn cho cộng đồng nếu một ai đó không may mắc bệnh.

Vì an sinh xã hội, vì sức khỏe chúng ta, hãy tham gia bảo hiểm y tế./. Bs. Diệu Hương

 

Sáng ngày 10/6/2024 tại Hội trường 3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (KSBT) tỉnh Bình Dương đã khai mạc Lớp Tập huấn Chẩn đoán, Điều trị bệnh sốt rét năm 2024 cho hơn 30 học viên là cán bộ chuyên trách chương trình phòng chống sốt rét và bác sĩ điều trị tại các trung tâm y tế tuyến huyện, bệnh viện đa khoa tỉnh cùng với các bệnh viện đa khoa tư nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium gây ra. Bệnh thường biểu hiện bằng những cơn sốt rét điển hình với ba triệu chứng: rét run, sốt, vã mồ hôi. Riêng sốt rét do P. falciparum có thể gây ra sốt rét ác tính dẫn tới tử vong nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Tại buổi tập huấn, dưới sự hướng dẫn của Khoa Ký sinh trùng – Côn trùng, Trung tâm KSBT tỉnh, các học viên đã được hướng dẫn những điểm mới về cách điều trị bệnh so với hướng dẫn cũ, cụ thể: cách điều trị sốt rét ác tính, thuốc điều trị thay thế thuốc cũ,...Đồng thời, đưa ra các nguyên tắc điều trị, điều trị cụ thể; phân tuyến điều trị, điều trị mở rộng, v.v. Mai Thi