Assign modules on offcanvas module position to make them visible in the sidebar.
Quán triệt chủ đề điều hành năm 2024 của Chính phủ "Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững"; bảo đảm kịp thời triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc triển khai các nhiệm vụ sau Tết Nguyên Đán năm 2024, Bộ Y tế tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm như sau:
CÙNG NHAU NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG KHÁNG THUỐC KHÁNG SINH
Kháng sinh ra đời là bước ngoặt trong Y học để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Việc sử dụng kháng sinh là hết sức cần thiết để điều trị bệnh cho con người cũng như cho vật nuôi. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh không hợp lý, lạm dụng kháng sinh, điều trị kháng sinh khi không cần thiết,v.v, đã làm gia tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh. Thực tế, kháng sinh không chỉ được sử dụng trong điều trị mà còn được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản nhằm mục đích trị bệnh và kích thích tăng trưởng.
Kháng thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, ở mọi lứa tuổi. Kháng thuốc kháng sinh xảy ra tự nhiên, nhưng việc sử dụng kháng sinh không đúng ở người và động vật đang đẩy nhanh quá trình kháng thuốc kháng sinh.
Tình trạng kháng thuốc kháng sinh trên toàn cầu xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau như: kê đơn và cấp phát kháng sinh quá mức; người bệnh sử dụng kháng sinh không theo kê đơn hoặc sử dụng kháng sinh không đủ liệu trình; sử dụng kháng sinh quá mức cần thiết hoặc sử dụng không đúng cách trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; kiểm soát nhiễm khuẩn chưa tốt ở trong các cơ sở y tế và nông trại; thiếu nhà vệ sinh, biện pháp xử lý chất thải chưa thích hợp; thiếu các kháng sinh mới được sáng chế.
Tại Việt Nam, kháng thuốc đang ngày càng trở nên nguy hiểm đối với sức khỏe người dân và cả nền kinh tế do việc sử dụng kháng sinh ngày càng gia tăng và thiếu kiểm soát trong y tế cũng như trong chăn nuôi. Việt Nam hiện là một trong những nước có tình trạng kháng thuốc kháng sinh cao trên thế giới.
Tuần lễ Nâng cao nhận thức về Kháng thuốc kháng sinh Toàn cầu năm 2023 được tổ chức từ ngày 18 đến 24/11 với chủ đề “Cùng nhau ngăn chặn tình trạng kháng thuốc kháng sinh”, nhằm mục đích nâng cao nhận thức về những nguy cơ do kháng thuốc kháng sinh gây ra và khuyến khích hành động của cộng đồng, nhân viên y tế, chủ sở hữu động vật và các nhà hoạch định chính sách để tránh sự xuất hiện và lây lan của các chủng vi sinh vật kháng thuốc.
Kháng thuốc kháng sinh đã và đang trở thành một nguy cơ lớn cho toàn thể nhân loại, là mối hiểm họa nhiều mặt đối với sự sống còn của loài người, đối với sức khỏe cộng đồng, đối với kinh tế - thương mại và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị. Để ngăn chặn tình trạng kháng thuốc kháng sinh, Bộ Y tế kêu gọi mỗi người dân:
1. Chỉ sử dụng kháng sinh khi được kê đơn bởi bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
2. Không bao giờ yêu cầu thuốc kháng sinh nếu nhân viên y tế nói không cần sử dụng kháng sinh.
3. Luôn luôn làm theo lời khuyên của nhân viên y tế khi sử dụng thuốc kháng sinh.
4. Không bao giờ chia sẻ cho người khác hoặc dùng các kháng sinh còn dư thừa.
Ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách rửa tay thường xuyên, chế biến thức ăn hợp vệ sinh, tránh tiếp xúc gần gũi với người bệnh, thực hành quan hệ tình dục an toàn, và tiêm vắc xin đầy đủ./.Bs Diệu Hương
Lớp tập huấn nhằm hoàn thiện việc kết nối liên thông đơn thuốc đã kê tới hệ thống thông tin quốc gia quản lý kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn của Bộ Y tế. Đảm bảo các cơ sở khám chữa bệnh công lập và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh thực hiện việc liên thông gửi đơn thuốc điện tử tới hệ thống đơn thuộc quốc gia (bao gồm đơn ngoại trú và tổng hợp thuốc sử dụng nội trú); đảm bảo các cơ sở bản là thuốc triển khai bán thuốc bằng đơn thuốc điện tử theo quy định; hỗ trợ các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn tỉnh gửi đơn thuốc bằng hình thức điện tử tới người bệnh hoàn toàn miễn phí; hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân liên thông đơn thuốc bằng hình thức điện tử lên hệ thống thông tin quốc gia quản lý kể đơn thuốc và bán thuốc theo đơn của Bộ Y tế; hỗ trợ hướng dẫn các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh triển khai bán đơn thuốc điện tử trên phần mềm quản lý cơ sở bán lẻ thuốc bằng mã đơn thuốc điện tử.
Phát biểu tại các lớp tập huấn bà Đoàn Thị Hồng Thơm – PGĐ Sở Y tế đã nêu lên vai trò quan trọng của việc triển khai kê dươn thuốc bằng hình thức điện tử và bán thuốc bằng đơn thuốc điện tử; đồng thời chỉ đạo các đơn vị bám sát các quy định tại Thông tư 27/2021/TT-BYT, Thông tư 04/2022/TT-BYT của Bộ Y tế để triển khai đơn thuốc điện tử, việc thực hiện triển khai hoàn thành trước 30/6/2023; các cơ sở khám chữa bệnh cần nhanh chóng triển khai phương thức gửi đơn thuốc tới tay người bệnh bằng hình thức điện tử; Sở Y tế và Công ty cổ phần mạng y tế công cộng hỗ trợ các đơn vị kết nối liên thông với hệ thống.
Tại lớp tập huấn, Bà Lê Anh Phương – Chủ tịch Công ty cổ phần mạng y tế công cộng, đơn vị tư vấn và vận hành hệ thống đơn thuốc quốc gia đã trao tặng Sở Y tế hệ thống gửi đơn thuốc điện tử từ cơ sở khám, chữa bệnh tới người bệnh.
Cũng tại lớp tập huấn, các học viên đã được nghe ông Nguyễn Hữu Trọng - Tổng thư ký Hội tin học Y tế Việt Nam hướng dẫn một số chức năng trên hệ thống đơn thuốc quốc gia; đăng ký cơ sở khám, chữa bệnh, đăng ký bác sỹ kê đơn, quản lý mã liên thông; hỗ trợ các cơ sở khám, chữa bệnh liên thông đơn thuốc, gửi đơn thuốc bằng hình thức điện tử tới người bệnh; hỗ trợ các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn thành phố thực hiện bán thuốc theo đơn bằng mã đơn thuốc điện tử trên phần mềm quản lý bán lẻ thuốc của các cơ sở…
Buổi tập huấn cũng dành thời gian để trả lời, giải đáp các thắc mắc của học viên về những lợi ích khi thực hiện kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử. Qua đó giúp các học viên nâng cao năng lực cũng như nắm vững các quy định về việc kê đơn thuốc điện tử và áp dụng quy trình hệ thống kê đơn thuốc điện tử trong thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh./. Bích Hạnh
Bão #Yagi đang tiến vào miền Bắc nước ta. Đây là cơn bão rất mạnh, hoàn lưu rộng. Cường độ bão mạnh cấp 16 (cấp siêu bão), giật trên cấp 17. Khả năng gây mưa lớn và ngập lụt tại nhiều vùng trên cả nước.
Trong và sau mưa bão, lũ lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh.
Hơn nữa, mưa và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người. Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa mưa lũ là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết, v.v. đe dọa sức khỏe cộng đồng. Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa mưa, lũ để giữ cho bản thân và những người thân yêu được an toàn.