Assign modules on offcanvas module position to make them visible in the sidebar.
Tổng hợp các tin chuyên môn
Sáng ngày 31/10/2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tổ chức Hội nghị sơ kết công tác y tế dự phòng 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024. Tham dự hội nghị có ông Huỳnh Minh Chín- PGĐ Sở Y tế; phòng Nghiệp vụ Y – Sở Y tế, lãnh đạo và viên chức các TTYT huyện, thị, thành phố; Ban lãnh đạo, Trưởng, Phó, cán bộ chuyên trách các khoa phòng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo kết quả thực hiện công tác y tế dự phòng 9 tháng đầu năm 2024. Theo đó, trong 9 tháng đầu năm ghi nhận 1.494 ca mắc sốt xuất huyết giảm so với cùng kỳ năm 2023; 21 trường hợp Ho gà; 392 trường hợp Sởi; 2.211 ca bệnh Tay chân miệng giảm 51,5% so với cùng kỳ năm 2023 (2.211/4.561 ca), chưa ghi nhận ca tử vong, giảm 02 ca so với cùng kỳ năm 2023 (02 ca). Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch từ đầu năm do đó các dịch bệnh nguy hiểm nhóm A như tả, Cúm A/H5N1, H7N9 không xuất hiện ca mắc/chết. Các bệnh truyền nhiễm thường xuyên có ca mắc hàng năm cao (Thủy đậu, Quai bị…) nhưng trong tháng ghi nhận số ca mắc thấp, không ghi nhận ca tử vong. Tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) trên quy mô toàn tỉnh trong 09 tháng năm 2024 ghi nhận là: TCĐĐ (81,1%), VAT2+ (67,9%), VNNB mũi 2(65,85%), VNNB mũi 3 (60,4%), IPV mũi 1 (71,3%), IPV mũi 2 (53,8%), UVSS (80,4%), MR (78,7%), DPT (62,7%). Các chương trình mục tiêu y tế - dân số như phòng chống sốt rét, phòng chống các bệnh không lây, HIV, Sức khỏe môi trường, bệnh nghề nghiệp, Truyền thông giáo dục sức khỏe… được duy trì và phát huy hiệu quả.
Trong 3 tháng cuối năm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, tiếp tục tập trung công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh phù hợp trong tình hình mới; đặc biệt trong điều kiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế không còn thực hiện, nguồn lực cho công tác y tế dự phòng, y tế cơ sở còn hạn chế. Tập trung cho công tác tham mưu hoàn thiện thể chế, các dự án luật, các văn bản dưới luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của Ngành y tế. Nâng cao năng lực chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn liền với ứng dụng công nghệ thông tin và thúc đẩy chuyển đổi số, tăng cường truyền thông chính sách, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội./.
Bích Hạnh
Nhằm tăng tỉ lệ miễn dịch phòng ngừa bệnh Sởi trong cộng đồng, giảm tỉ lệ mắc và tử vong do bệnh Sởi trên địa bàn tỉnh.Ngày 23 tháng 10 năm 2024, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi - rubella trên địa bàn tỉnh năm 2024, cụ thể như sau:
Ngày 24/10/2024, Sở Y tế tổ chức Hội nghị sơ kết công tác y tế 9 tháng đầu năm và triển khai phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024. Ông Nguyễn Hồng Chương- Giám đốc Sở Y tế chủ trì hội nghị.
Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe Báo cáo tổng kết công tác y tế 9 tháng đầu năm 2024, định hướng nhiệm vụ trọng tâm 03 tháng cuối năm 2024, những báo cáo tham luận đến từ đại diện các đơn vị như: các khó khăn, vướng mắc khi triển khai Luật khám chữa bệnh năm 2023 trong khám chữa bệnh BHYT; kết quả hoạt động khám chữa bệnh của Bệnh viện Y học cổ truyền từ sau khi có thuốc; kinh nghiệm triển khai Kiosk khám chữa bệnh tại TTYT TP Tân Uyên.
Sở Y tế đã thực hiện tốt công tác tham mưu cho tỉnh về các mặt công tác trên các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân; Xây dựng, củng cố, phát triển hệ thống y tế; Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn chương trình mục tiêu y tế - dân số đạt được kết quả quan trọng. Bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp tỉnh, UBND tỉnh, Bộ Y tế để triển khai kịp thời, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả các dịch bệnh đã xảy ra: số ca mắc sốt xuất huyết là 1494ca, giảm 23% so với cùng kỳ; 2.221 ca bệnh Tay chân miệng giảm 51,5% so với cùng kỳ, chưa ghi nhận ca tử vong. Các bệnh truyền nhiễm khác có số mắc thấp và giảm so với cùng kỳ.Các dịch bệnh khác như: Sốt rét, Lao, Phong,…; các chương trình Y tế: Phòng chống HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, Dân số - KHHGĐ, an toàn thực phẩm, … được duy trì đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch. Cùng với công tác phòng chống dịch, các hoạt động, chương trình y tế tiếp tục được triển khai đầy đủ, trong khám chữa bệnh. Số lượt khám chữa bệnh ước đạt 4.025.957, đạt 57,5% kế hoạch (y tế ngoài công lập chiếm 47,5%, tuyến y tế cơ sở chiếm 14,8%), tương đương so với cùng kỳ.Công suất sử dụng giường bệnh của bệnh viện phục hồi chức năng 91,5%, bệnh viện đa khoa tỉnh 80,9% và bệnh viện y học cổ truyền đạt khoảng 50%, công suất sử dụng giường bệnh các bệnh viện tuyến huyện đạt từ 40-85,4%, các bệnh viện ngoài công lập dao động từ 20,0-93%. Tất cả các TTYT huyện/thị/thành phố và 93,4% Trạm Y tế triển khai khám chữa bệnh YHCT. Tỷ lệ khám chữa bệnhYHCT ở các tuyến tăng so với cùng kỳđạt 14,5%, các bệnh viện công lập đạt 19,4%, các bệnh viện ngoài công lập đạt 11,4%; tỷ lệ KCB bằng YHCT tại tuyến xã 36,1%, tuyến huyện trung bình 13,8%, tuyến tỉnh trung bình 5,0%.
Trong 3 tháng cuối năm 2024, ngành Y tế sẽ tiếp tục chủ động thực hiện tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Hoàn thiện hơn hệ thống cấp cứu ngoại viện dựa trên điều hành thông minh; đảm bảo thực hiện công tác cấp cứu ngoại viện trong việc kết nối giữa các cơ sở để đạt hiệu quả cao, đặc biệt phối hợp Chi Hội chữ thập đỏ xã/phường/thị trấn trong vận hành, nâng cao vai trò của các điểm cấp cứu trong thực hiện nhiệm vụ cấp cứu 115. Hoàn thiện việc xây dựng đề án Y tế thông minh; trong đó, đẩy mạnh kết nối, ứng dụng công nghệ thông tin tới các đơn vị trực thuộc, Trung tâm Y tế, nhất là các cơ sở khám chữa bệnh. Cùng với đó, ngành y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; đảm bảo đầy đủ thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác khám, chữa bệnh và phòng bệnh./.
Bích Hạnh
Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và còn đáng sợ hơn khi lây lan dễ dàng ra cộng đồng nếu bệnh nhân không được chữa trị đúng cách.
Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh truyền nhiễm, với khoảng 10 triệu bệnh nhân lao mới hàng năm và gần 1,5 triệu người tử vong do lao trên toàn cầu. Cứ mỗi ngày, lại có thêm 4.500 người chết bởi bệnh lao và gần 30.000 người mắc bệnh.
Trong những năm qua ở Việt Nam nói chung và ở Bình Dương nói riêng luôn nổ lực trong phòng chống bệnh lao. Tuy nhiên để đạt được mực tiêu thanh toán bệnh lao vào năm 2030 chúng ta còn cần phải đói mặt nhiều thách thức mà trong đó công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người của người dân là một trong những yếu tố quyết định.
Đối với dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam, mới có hơn 30 ca bệnh, chúng ta đã phaari tạm đóng cửa các trường học và gây ra sự xáo trộn rất lớn trong xã hội, cả về tịch cực và tiêu cực. Còn bệnh lao có đến 174.000 người mắc và đến 13.000 người tử vong do lao, bao gồm cả Lao/HIV trong một năm. Không xảy ra ở một vài nơi như Tp. HCM, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hà Nôi,... mà tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Bệnh lao là kẻ giết người thầm lặng. Không ai mắc lao mà tử vong ngay, bệnh thường kéo dài âm thầm và phát hiện muộn. Từ khi phát bệnh đến khi tử vong thì đã lây sang rất nhiều người khác. Cơ chế lây bệnh lao nguy hiểm hơn COVID-19 vì vi khuẩn lao có thể lây truyền theo đường không khí với các ạt mịn có kích thước từ dưới 15 micro mét, lại có khả năng đối phó, thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường trong thời gian dài. Trong khi đó, COVID-19 chỉ lây khi tiếp xúc với giọt bắn trực tiếp từ người bệnh hoặc bề mặc các đồ vật qua tay tiếp xúc trực tiếp rồi đưa lên miệng, mắt, mũi.
Việt Nam hiện vẫn nằm trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao và lao đa kháng thuốc cao nhất thế giới. Trong đó, 64% bệnh nhân lao thường và 98% bệnh nhân lao kháng thuốc và gia đình phải đối mặc với chi phí thảm họa – nghĩa là chi phí cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao vượt quá 20% thu nhập hàng năm của cả hộ gia đình. 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động.
Bình Dương vẫn là tỉnh có số người mắc bệnh lao cao, đứng thứ 7/64 tỉnh thành trên cả nước. Tình hình bệnh lao trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây có xu hướng giảm chậm. từ năm 2009-2019, lao các thể mắc mới trên địa bàn tỉnh giảm từ 164/100.000 dân năm 2009 xuống 134/100.000 dân năm 2019. Tỷ lệ bệnh nhân lao tử vong giai đoạn từ năm 2013 – 2018 giảm từ 4,3 xuống 2,6/100.000 dân.
Bệnh lao thường tấn công những người ít có khả năng tài chính nhất. Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật BD năm 2018, hơn 24,3% người mắc lao ở Bình Dương là dân nhập cư, 41,1% người mắc lao có mức sống dưới trung bình, 82,7% người mắc lao lao động chủ yếu bằng nghề chân tay (45,7% là công nhân), 30,2% người mắc lao bị thất nghiệp và 98% bệnh nhân lao và gia đình đối mặt với những chi phí thảm họa – nghĩa là dành hơn 20% thu nhập của gia đình cho việc điều trị. Gánh nặng tài chính không chỉ bao gồm chi phí nằm viện và thuốc mà còn bao gồm các chi phí không liên quan đến điều trị như vận chuyển, lưu trú và mất thu nhập trong giai đoạn điều trị. Như vậy khi bị bệnh lao những người bệnh và gia đình của họ sẽ phải đương đầu với cuộc sống hết sức khó khăn.
Nhìn chung, gánh nặng về dịch tễ bệnh lao trong cộng đồng của Bình Dương còn rất cao, cần có những cam kết chính trị với nguồn lực đầy đủ và sự tham gia của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và toàn dân vào công tác phòng, chống lao để thực hiện mục tiêu cơ bản chấm dứt bệnh lao vào năm 2030.
Những năm qua công tác phát hiện nguồn lây bệnh lao ở nước ta nói chung và ở Bình Dương nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do hiểu biết của một bộ phận người dân về bệnh lao và cách phòng chống còn hạn chế, xã hội còn kỳ thị bệnh nhân lao dẫn đến người bị bệnh thường giấu bệnh. Trong khi đó, đa số bệnh nhân lao đều là người nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, ít được tiếp cận các phương tiện truyền thông nên chưa có ý thức phòng chống bệnh lao và hạn chế lây lan bệnh ra cộng đồng. Chính vì vậy, hoạt động phòng chống và điều trị bệnh lao tại cơ sở - nơi gần người dân nhất là rất quan trọng.
Từ đó, mục tiêu đầu tiên là cần thay đổi nhận thức, hiểu biết của người dân về bệnh lao để họ chủ động trong việc phát hiện sớm bệnh lao và phòng, chống lây nhiễm ra cộng đồng. mục tiêu thứ 2 là cần sự hợp tác chặt chẽ của cả hệ thống chính trị, nhất là các cơ quan, ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội dân sự và toàn nhân dân để góp phần nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành về phòng, chống bệnh lao trên toàn tỉnh. Qua thực tiễn cho thấy công tác tuyên truyền phòng, chống lao là một trong những nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài cần được tiến hành thường xuyên, liên tục.
Nếu như toàn hệ thống chính trị, hệ thống y tế, cũng như toàn thể xã hội quan tâm đến bệnh lao, cũng như là chúng ta quan tâm đến đại dịch Covid – 19 thì hoàn toàn chúng ta có thế khống chế bệnh lao vào năm 2030.
Hiện nay trên thế giới có hơn 101 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu ghi nhận hơn 109.650 trường hợp mắc viêm đường hô hấp cấp Covid-19 gây ra bởi virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) và số người tử vong lên đến hơn 3.801. Ở Việt Nam, hiện tại cả nước chúng ta có tổng cộng 30 ca nhiễm covid-19 và nước ta đang thực hiện cách ly, phòng chống dịch rất tốt. Trong đó 16 người mắc Covid-19 đã được điều trị khỏi bệnh hoàn toàn. 14 ca nhiễm còn lại đang được theo dõi điều trị và cách ly. Ngoài ra, những trường hợp nghi ngờ nhiễm Covid-19 Chúng ta đã cách ly, theo dõi chặt chẽ để không lây nhiễm ra cộng đồng.
Từ Covid-19 chúng ta liên tưởng đến bệnh lao. Theo GS. Nguyễn VIết Nhung – Chủ nhiệm CTCLQG thì bệnh lao cũng tương tự như Covid-19. Bệnh lao chúng ta đã có thuốc chữa, chúng ta đã có xét nghiệm tốt để chẩn đoán rồi. với Covid-19 thì chúng ta chưa có thuốc chữa và chỉ có cách duy nhất là cách ly, cách ly thì mới có thể tiêu duyệt hết nguồn lây và ngăn chặn được bệnh. Như vậy có một cái chung nhau là khi chúng ta tiêu duyệt hết được nguồn lây thì chúng ta sẽ kiểm soát và chấm dứt được dịch bệnh đó. Nếu như bệnh lao mà chúng ta được quan tâm như là Covid-19 thì với điều kiện kỹ thuật chúng ta đã có, đủ các xét nghiệm, đủ hệ thống thuốc men cũng như là phát đồ điều trị đầy đủ thì chúng ta dễ dàng phát hiện hết tất cả những trường hợp bệnh lao.
Hiện nay, toàn tỉnh Bình Dương chúng ta mới phát hiện và đăng ký điều trị hơn 3000 người, khoảng 10% nữa là bệnh nhân được phát hiện và điều trị ở hệ thống y tế tư là khoảng 300 người. như vậy nếu như căn cứ theo điều tra dịch tễ toàn quốc lần thứ 2 chúng ta tính toán được thì có khoảng gần 2000 người mắc lao chưa được phát hiện.
Nếu như tất cả người dân quan tâm đến lao như Covid-19, thì nếu như tất cả người dân quan tâm đến việc nếu phát hiện triệu chứng thì chúng ta sẽ đi khám ở đâu, nếu như phát hiện chủ động chúng ta phải tham gia như thế nào. Chúng ta có thể phát hiện được tất cả các trường hợp mắc lao giai đoạn sớm thì rõ ràng nguồn lây sẽ được cắt đứt rất nhanh. Nếu chúng ta quan tâm đến bệnh lao như Covid-19 thì chắc chắn tiến trình chấm dứt bệnh lao sẽ đến sớm hơn với Việt Nam.
Ngày thế giới phòng chống lao 24/03 năm nay là cơ hội cho tất cả mọi người chung tay giúp sức, năng cao nhận thức về bệnh lao, đồng thời kêu gọi sự quan tâm, hành động của các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể và cộng đồng để chiến thắng bệnh lao.
Từ ngày 16 đến 23/10/2024, Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển được tổ chức với chủ đề năm 2024 “Tăng cường tiếp cận đa dạng thực phẩm, giàu dinh dưỡng để đảm bảo an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng cho tất cả mọi người”.
Tháng 01/2024, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2045. Chiến lược nêu ra một trong những nhiệm vụ chủ yếu là: Thực hiện hiệu quả Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045; Chương trình Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời. Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý để cải thiện tình trạng dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng, địa phương, vùng, miền, dân tộc. Như vậy có thể thấy, Đảng, Nhà nước ta luôn chăm lo, ưu tiên cho công tác y tế nói chung và dinh dưỡng nói riêng, có chiến lược cụ thể để nâng cao tầm vóc, thể lực, trí lực của người Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện nay nước ta vẫn còn phải đối mặt với nhiều vấn đề về dinh dưỡng như: tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao/tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi tại các vùng nông thôn và miền núi còn ở mức cao; tỷ lệ thừa cân, béo phì đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, nhất là ở khu vực đô thị; tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng vẫn còn, đặc biệt là ở đối tượng có nguy cơ cao như trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý làm gia tăng các bệnh mãn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, v.v.
Mỗi người hãy thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho bản thân như: tăng cường sử dụng đa dạng các loại thực phẩm đa dạng cho bữa ăn hằng ngày; ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm theo mùa sẵn có tại địa phương, hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn có nhiều đường, muối, chất béo, v.v. Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc, bảm đảm an toàn trong chế biến và bảo quản. Đọc thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua và sử dụng.
Hưởng ứng Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển năm 20024, hãy cùng hành động để đạt được tình trạng dinh dưỡng tối ưu, kiểm soát các bệnh không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống./.
BS. Diệu Hương