BẢN TIN HOT:

Xem thêm tin

Khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe

Phong trào “Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân” được phát động từ năm 2012 nhằm huy động các cấp và toàn thể nhân dân hưởng ứng Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Vệ sinh yêu nước”, phòng bệnh và nâng cao sức khỏe, tích cực làm tốt hơn nữa công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, phòng chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhằm trang bị và cập nhập các kỹ năng cần thiết cho nhân viên y tế phụ trách công tác truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) trên địa bàn toàn tỉnh. Trong 03 ngày 21, 22, 23/6/2022, Trung tâm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương đã tổ chức 03 lớp tập huấn “Kỹ năng viết tin, bài TTGDSK & Kỹ năng TTGDSK” cho nhân viên y tế thuộc các Trung tâm Y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện/thị và nhân viên y tế đang làm công tác TTGDSK tại các trạm y tế địa phương.

Thời gian qua, vắc xin phòng Covid-19 đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc bảo vệ con người trước đại dịch. Khi người dân được tiêm vắc xin phòng Covid-19 đầy đủ sẽ giúp giảm lây nhiễm số ca mắc trong cộng đồng, giảm biến chứng bệnh nặng, tránh nhập viện, giảm di chứng hậu Covid và nhất là ngăn ngừa tử vong do Covid-19.
Hiện nay dịch Covid-19 đã và đang được kiểm soát tốt, số người mắc bệnh giảm, dẫn tới nhiều người dân có tâm lý chủ quan, cho rằng việc tiêm vắc xin không còn cần thiết và thực tế cho thấy, có tình trạng một số người dân không muốn tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 3 và mũi 4.

 

Ngày 26/6 hằng năm được chọn là “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy” nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong phòng, chống và đấu tranh đẩy lùi tệ nạn ma túy trong xã hội.

Vậy ma túy là gì?
Ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần, có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành. Một số loại ma tuý thường gặp như thuốc phiện, mooc phin, heroin, cần sa, ma tuý tổng hợp, v.v.
Ma túy có tác hại như thế nào?
- Đối với người nghiện:
+ Làm thay đổi hành vi, suy nghĩ, cảm nhận (trầm cảm, kích động, dễ giận dữ)
+ Sức khỏe giảm sút nghiêm trọng, dễ mắc các bệnh nguy hiểm, thậm chí tử vong
+ Sẵn sàng phạm tội để có tiền mua ma túy (trộm cắp, lừa đảo, mại dâm, mua bán ma túy trái phép…)
+ Không tập trung làm việc/học tập, kết quả công việc/học tập giảm sút
- Đối với gia đình: sử dụng ma túy gây tổn thất nặng nề về tình cảm giữa các thành viên trong gia đình và gây tổn thất nghiêm trọng về kinh tế
- Đối với xã hội:
+ Gia tăng tệ nạn (lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại dâm, băng nhóm…)
+ Giảm năng suất lao động xã hội, tăng chi phí ngân sách (trong ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả từ ma túy
+ Lây truyền các bệnh truyền nhiễm (HIV/AIDS, viêm gan…)
+ Suy yếu nòi giống


Hưởng ứng Tháng hành động Phòng chống ma túy (tháng 6), Ngày Quốc tế Phòng, chống ma túy và Ngày toàn dân Phòng, chống ma túy (ngày 26/6), với chủ đề năm 2022 “Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy và quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy - Vì một cộng đồng khỏe mạnh và an toàn” tất cả người dân hãy chung tay đẩy lùi tệ nạn ma túy, nói không với ma túy và nâng cao tinh thần cảnh giác, tố giác tội phạm ma túy./.

Bs. Thanh Trúc
 

Hiện nay, thời tiết đã bước vào mùa mưa, là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát, trong đó đáng chú ý là dịch bệnh Sốt xuất huyết. Dự kiến trong thời gian tới số ca mắc sẽ tiếp tục gia tăng, nếu không có những biện pháp chủ động, tích cực phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết một cách quyết liệt.
Trước tình hình đó, tỉnh Bình Dương đã triển khai Chiến dịch diệt lăng quăng, tổng vệ sinh môi trường và truyền thông phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng trên địa bàn toàn tỉnh. Với mục tiêu huy động cồng đồng và các lực lượng xã hội cùng tham gia hưởng ứng chiến dịch, tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống, chung tay vệ sinh môi trường, nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân để hạn chế mức thấp nhất tỉ lệ mắc bệnh và tử vong, không để dịch lan rộng trong cộng đồng.
Để phòng chống bệnh Sốt xuất huyết và Hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết” năm 2022, mỗi người dân hãy chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp sau:
1. Dành 10 - 15 phút mỗi tuần để dọn dẹp nơi làm việc, sinh sống, từ trong nhà đến xung quanh nhà, không để đọng nước làm phát sinh lăng quăng, muỗi.
2. Đậy kín dụng cụ chứa nước không cho muỗi đẻ trứng. Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn để diệt lăng quăng/bọ gậy.
3. Mặc áo quần dài, ngủ mùng kể cả ban ngày để tránh muỗi đốt. Cọ rửa các dụng cụ chứa nước thường xuyên; Thu gom và hủy các vật phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ,... dọn dẹp vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến; thay nước bình cắm hoa thường xuyên.
4. Tích cực phối hợp với chính quyền địa phương và ngành y tế trong Chiến dịch diệt lăng quăng, tổng vệ sinh môi trường và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Ngoài các biện pháp trên, hiện nay Viện Pasteur TP. HCM đã phối hợp với ngành y tế tỉnh triển khai phương pháp Wolbachia để phòng chống bệnh SXH tại một số phường trên địa bàn TP Thủ Dầu Một. Đây là phương pháp mới, được chứng minh về tính an toàn và hiệu quả.
Cộng đồng chung tay hưởng ứng chiến dịch tổng vệ sinh môi trường và thực hiện các biện pháp theo khuyến cáo của ngành y tế để phòng chống bệnh SXH./.

Bs. Diệu Hương