Offcanvas Info

Assign modules on offcanvas module position to make them visible in the sidebar.

BẢN TIN HOT:

Xem thêm tin

Tin tức cập nhật

Tổng hợp các tin chuyên môn

 Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường, là bệnh chuyển hóa gây ra lượng đường trong máu cao. Bệnh đái tháo đường nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm về bệnh tim mạch, mắt, tổn thương gan, thận, mạch máu, thần kinh và một số cơ quan khác. Lưu ý đến biến chứng bàn chân đái tháo đường do thay đổi da, loét, nhiễm trùng, hoại tử. Bệnh có tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trong các bệnh không lây nhiễm. Bộ Y tế ước tính có khoảng 50% số người mắc bệnh đái tháo đường chưa được chẩn đoán bệnh. Nguyên nhân gây ra đái tháo đường rất phức tạp. Trong đó, thừa cân, béo phì, ít hoạt động thể lực, thường xuyên sử dụng rượu bia và chế độ dinh dưỡng không hợp lý là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
 Ngày Thế giới Phòng, chống bệnh đái tháo đường năm 2022 với thông điệp “Tiếp cận các dịch vụ chăm sóc và điều trị đái tháo đường tốt hơn”. Những người mắc bệnh đái tháo đường cần được chẩn đoán và điều trị sớm, quan trọng hơn, người bệnh đái tháo đường cần được chăm sóc và theo dõi liên tục để kiểm soát lượng đường trong máu và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Để phòng ngừa bệnh đái tháo đường, người dân cần:
- Khám sức khỏe định kỳ, trong đó có xét nghiệm đường huyết để phát hiện sớm tình trạng tiền đái tháo đường và bệnh đái tháo đường để có biện pháp can thiệp kịp thời nhằm ngăn chặn sự tiến triển thành bệnh hoặc xuất hiện biến chứng.
- Có chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh;
- Duy trì cân nặng trong mức cho phép;
- Tránh xa thuốc lá, rượu bia và những chất độc hại khác;
- Vận động thể lực thường xuyên và hợp lý;
Hãy đến cơ sở y tế để khám tầm soát bệnh đái tháo đường ít nhất 1 năm/lần đối với người chưa mắc bệnh. 6 tháng/lần đối với người có yếu tố nguy cơ và người đã mắc bệnh cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ./.


 

 

Từ năm 2000, Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt. Tuy nhiên, bệnh vẫn chưa thanh toán được trên quy mô toàn cầu do tỷ lệ tiêm chủng thấp và tình trạng vệ sinh kém ở một số quốc gia. Trước tình hình này, Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo các quốc gia cần tăng cường tiêm chủng thường xuyên cho trẻ dưới 1 tuổi và tiêm bổ sung phòng bệnh bại liệt cho trẻ ở những vùng có nguy cơ cao.
Tại Bình Dương, nhiều năm qua, tình hình tiêm chủng vắc xin ngừa bại liệt đạt tỷ lệ thấp. Do đó, việc đẩy mạnh triển khai các hoạt động uống bổ sung vắc xin bại liệt có ý nghĩa quan trọng trong việc chủ động phòng ngừa dịch bệnh quay trở lại.

Bệnh do vi rút A-Đê-Nô là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, trong đó có hơn 50 tuýp vi rút gây bệnh cho người và có thể gây bệnh trên nhiều cơ quan trong cơ thể nên có các hội chứng lâm sàng đa dạng. Bệnh do Adenovirus gây ra. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng đặc biệt phát triển mạnh vào những thời điểm giao mùa. Bệnh ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi (trẻ em hay gặp ở độ tuổi từ 6 tháng - 5 tuổi). Trong đó, các đối tượng như trẻ em, người lớn tuổi, người bị bệnh mạn tính… thường có nguy cơ cao nhiễm virus này do có sức đề kháng kém.

Để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, và ngăn chặn dịch bệnh lây nhiễm tại trường học, đặc biệt trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại các trường học

Sức khỏe tâm thần là nền tảng cho sự khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả của mỗi cá nhân. Sức khỏe tâm thần không chỉ là trạng thái không có rối loạn tâm thần, mà còn là một trạng thái cân bằng, cả bên trong cơ thể với môi trường bên ngoài, các yếu tố thể chất, tâm lý, xã hội, văn hóa, tinh thần và các yếu tố liên quan khác đều tham gia vào việc tạo ra sự cân bằng này. Có mối liên hệ không thể tách rời giữa sức khỏe tâm thần và thể chất, như vậy một người có sức khoẻ tâm thần tốt là người có các yếu tố sau:

Bệnh tim mạch được ví như “kẻ giết người số 1 thế giới” vì đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho nhân loại, nhiều hơn cả bệnh ung thư. Mỗi năm, có tới 18,6 triệu người tử vong vì các bệnh tim mạch, chiếm 33% tổng số các ca tử vong trên toàn thế giới. Riêng tại Việt Nam, theo thống kê từ Bộ Y tế, mỗi năm nước ta có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch. Việc nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh tim mạch và các vấn đề liên quan đến tim mạch để có hướng xử lý kịp thời, giảm biến chứng và tử vong sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.